October 07, 2022 | 11:02 GMT+7

Credit institutions anticipate interest rate rise

Credit institutions continue to expect that deposit and lending interest rates will increase in the fourth quarter. A survey by the State Bank of Vietnam found that 59-61 per cent of credit institutions expect an average interest rate increase of 0.37 percentage points in the quarter.

Photo: VnEconomy
Photo: VnEconomy

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý 4/2022. Đối tượng là toàn bộ các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 96%.

Tại kỳ điều tra này, có 31,6% tổ chức tín dụng cho biết đã điều chỉnh “tăng nhẹ” lãi suất biên trong khi tiếp tục “giữ ổn định” phí dịch vụ trong quý 3/2022.

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục được các tổ chức tín dụng kỳ vọng xu hướng tăng trong quý 4/2022. Cụ thể, có tới 59-61% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,37 điểm phần trăm trong quý 4/2022. Trong khi chỉ có 7-9% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất giảm nhẹ.

Điều đáng nói, cuộc khảo sát trên được diễn ra từ ngày 25/8/2022 đến ngày 10/9/2022. Tức kết thúc trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành vào ngày 23/9/2022.

Do đó, theo giới chuyên môn, số tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng lãi suất chắc chắn sẽ còn cao hơn con số 59-61% bên trên. Thực tế, từ đầu tháng 10 đến nay, đã có thêm nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng biểu lãi suất huy động. Thậm chí, cuộc đua tăng lãi suất huy động đã chính thức có sự góp mặt của nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank. Đồng thời, mức lãi suất gần 9%/năm đã xuất hiện trên thị trường cho sản phẩm chứng chỉ tiền gửi.

 

Về lợi nhuận trước thuế trong năm 2022, có 88,3% tổ chức tín dụng dự kiến tăng trưởng dương so với năm 2021. Bên cạnh đó, vẫn có 6,8% tổ chức tín dụng dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 và 4,9% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Quay lại với kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước, có 66-69% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,56-0,57 điểm phần trăm trong năm 2022 và chỉ có 8-10% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất giảm. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng dự báo cả lãi suất biên và phí dịch vụ đều có xu hướng tăng nhẹ trong quý 4 và cả năm 2022.

Mặc dù tăng lãi suất nhưng huy động vốn toàn hệ thống chỉ được kỳ vọng tăng bình quân 4,3% trong quý 4 và tăng 10,2% trong năm 2022. Đồng nghĩa, điều chỉnh giảm 1,3 điểm phần trăm so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.

Cũng theo đánh giá của các tổ chức tín dụng, nhu cầu vay vốn, dịch vụ thanh toán và thẻ, gửi tiền của khách hàng trong quý 3/2022 tiếp tục đà phục hồi bền vững kể từ quý 4/2021 với mức cải thiện của quý sau cao hơn quý trước, trong đó nhu cầu vay vốn được nhận định cải thiện mạnh nhất.

Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp được nhận định ở mức cao hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và các tổ chức tín dụng khác. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng “tăng” với tốc độ mạnh hơn trong 1uý 4/2022 và cả năm 2022 so với kỳ trước, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “tăng” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Nhìn chung, theo kết quả điều tra, tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong quý 3/2022 chưa được như kỳ vọng. Dự báo cho thời gian tới, có 70,4-75,9% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý tới và cả năm 2022 với mức độ kỳ vọng cải thiện thấp hơn so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.

Về lợi nhuận trước thuế trong năm 2022, có 88,3% tổ chức tín dụng dự kiến tăng trưởng dương so với năm 2021. Bên cạnh đó, vẫn có 6,8% tổ chức tín dụng dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 và 4,9% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

”Sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác” tiếp tục được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng  trong năm 2022.

Trái lại, “cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate