Các vấn đề tranh cãi trong lĩnh vực cung cấp khí đốt của Nga cho Ukraine và vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine đã manh nha ngay từ sau khi Liên Xô sụp đổ hồi tháng 12/1991 và sự hình thành của Liên bang Nga và Ukraine độc lập.
MẦM MỐNG CỦA SỰ XUNG ĐỘT KHÍ ĐỐT
Từ ngày 1/1/2009, Nga và Ukraine đã chuyển sang giai đoạn mua bán trực tiếp chứ không còn qua khâu trung gian. Trong quá trình đàm phán, hai bên đã đạt được một số nhượng bộ như Moscow giảm 20% giá bán khí đốt (so với giá thị trường) cho Ukraine, và Kiev vẫn duy trì lệ phí ưu đãi trung chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine sang châu Âu.
Thống kê, có hơn 86 tỷ mét khối khí đốt do Gazprom xuất khẩu sang châu Âu đi qua mạng lưới đường ống của Ukraine từ năm 2013. Ngành xuất khẩu năng lượng chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của Nga. Vậy nên mối quan hệ giữa Nga và Ukraine vẫn luôn nóng ở một mức độ nhất định.
Đây được coi là "thỏa thuận lịch sử" vì những điểm chính trong thỏa thuận mà hai bên đạt được là chưa từng có trong suốt 17 năm qua kể từ khi Ukraine tuyên bố độc lập.
Hai bên đã căn cứ vào cơ sở khách quan để thiết lập biểu giá khí đốt và giá trung chuyển trong nhiều năm tới, điều này giúp tránh được tình trạng căng thẳng, tranh cãi "đến hẹn lại lên" vào dịp cuối năm và đầu năm.
Theo thống kê, có hơn 86 tỷ mét khối khí đốt do Gazprom - công ty tinh lọc dầu khí thiên nhiên lớn nhất thế giới của Nga, xuất khẩu sang châu Âu đi qua mạng lưới đường ống của Ukraine từ năm 2013. Và ngành xuất khẩu năng lượng chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của Nga. Vậy nên mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Nga và Ukraine vẫn luôn nóng ở một mức độ nhất định.
CUỘC XUNG ĐỘT KHÍ ĐỐT “NÓNG” LÊN
Vào ngày 28/4/2021, theo quyết định của Chính phủ Ukraine, ông Andriy Kobolev, Giám đốc điều hành Naftogaz- công ty dầu khí quốc gia lớn nhất của Ukraine, đã bị cách chức. Yury Vitrenko được bổ nhiệm vào vị trí của ông trong thời hạn một năm.
Cùng ngày này, quyền hạn của các thành viên trong Ban giám sát cũng như một số đại diện bang trong Hội đồng Quản trị của Naftogaz đã bị chấm dứt trước thời hạn. Các nhà chức trách Ukraine giải thích quyết định của họ là do hoạt động của công ty không đạt yêu cầu năm 2020, bởi tổng thiệt hại hàng năm lên đến 19 tỷ Hryvnia, hay 51 tỷ Rúp.
Giới phân tích cho rằng việc cải tổ lại bộ máy Naftogaz là một quyết định cấp bách và đúng đắn của Ukraine. Đây được coi là động thái chuẩn bị sẵn sàng trước mọi tình huống giữa bối cảnh xung đột khí đốt chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Bởi cuộc khủng hoảng khí đốt châu Âu mới chỉ đang bắt đầu, nên sự tập trung của nước này vào con đường phát triển của Naftogaz sẽ khiến cục diện khí đốt thế giới ít nhiều có sự thay đổi tích cực.
Nhưng ngược lại với quan điểm trên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết: “Việc trục xuất các chuyên gia có uy tín trong hội đồng quản trị của một doanh nghiệp nhà nước cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với các thông lệ quản trị doanh nghiệp và làm phức tạp thêm những nỗ lực lâu dài nhằm cải cách ngành năng lượng Ukraine”.
Trong những tháng gần đây, truyền thông của Ukraine và một số nước châu Âu cáo buộc Nga đang sử dụng dầu khí để gây áp lực lên các nước châu Âu mà bằng chứng là vào tháng 10/2021, giá khí đốt ở châu Âu đạt mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
“Nga chưa bao giờ sử dụng, không sử dụng và cũng không có ý định sử dụng dầu khí để trừng phạt ai”, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov, đại diện cho Điện Kremlin, đáp trả lại những lời cáo buộc trên. Cùng với đó, Tổng thống Nga cũng bày tỏ quan điểm ngược lại của phương Tây về cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu: “Ý tưởng về việc Nga sử dụng năng lượng làm vũ khí là vô lý. Gazprom đang tăng cường cung cấp cho châu Âu”.
Giá khí đốt ở châu Âu ngày 21/12/2021 đã đạt mức cao chưa từng có trong lịch sử, lần đầu tiên vượt quá 2.000 USD (1.770 EUR)/1.000 mét khối. Vậy nên ngay lập tức, hướng dư luận đã đưa mũi giáo về hướng Nga. Phương Tây chỉ trích Nga là nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn này.
Tổng thống Nga đưa ra lời giải thích cho mức giá kỷ lục của khí đốt tại thị trường châu Âu là do sự sụt giảm sản lượng phát điện tại các trang trại điện gió, dẫn đến giá điện tăng vọt và trở thành nguyên nhân khiến giá khí đốt tăng. Ngoài ra, đề cập đến chủ đề vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine, Tổng thống Putin đã nói về nguy cơ gia tăng của nó. Theo quan điểm của ông, hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine đã bị hao mòn và có thể "vỡ tung hoàn toàn". Điều này sẽ dẫn đến một thực tế là châu Âu sẽ mất đi kênh cung cấp này.
DỰ BÁO VỀ CUỘC CHIẾN DẦU KHÍ NĂM 2022
Vào ngày 30/12/2019, một hợp đồng đã được ký kết giữa Naftogaz và Gazprom theo kế hoạch “bơm hoặc trả tiền” cho giai đoạn 2020-2024, với khối lượng bơm dầu khí tối thiểu cố định ít nhất 65 tỷ mét khối vào năm 2020 và ít nhất 40 tỷ mét khối hàng năm trong 4 năm sau. Theo hợp đồng vận chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm này, Ukraine (với tổng khối lượng 225 tỷ mét khối) sẽ nhận được ít nhất 7,2 tỷ USD.
Năm 2022 là năm thứ tư của hợp đồng, mặc dù đã xảy ra nhiều tranh cãi nhưng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn là trên mặt trận truyền thông. Giới phân tích nhận định rằng khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh đúng nghĩa giữa hai nước rất nhỏ. Thay vào đó, thì mâu thuẫn trên thị trường dầu khí thế giới sẽ ngày càng gia tăng. Đỉnh điểm của nó sẽ là sự độc lập, không còn ràng buộc giữa hai nước và một loại nhiên liệu mới sẽ thay thế dầu khí.
Cuộc tranh chấp khí đốt kéo dài đã khiến châu Âu phải nghĩ tới việc nhanh chóng có một tuyến cung cấp khí đốt mới để vượt qua cuộc khủng hoảng. Nhưng theo nhận định của các chuyên gia, để tìm được giải pháp cho vấn đề này sẽ cần thêm một khoảng thời gian.