August 12, 2022 | 11:05 GMT+7

Disbursement of rental assistance low in many localities

Thu Hằng -

Only VND728 billion ($31 million) has so far been disbursed out of the VND6.6 trillion ($281 million) of the housing rental support package for employees, or 11.23 per cent. Some localities disbursed less than 1 per cent and four have not disbursed any funds. Disbursement in Ho Chi Minh City and Hanoi represented just 7.1 per cent and 12.3 per cent, respectively.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Thực hiện Quyết định 08 về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến chiều 11/8, 60/63 tỉnh số hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp huyện đã tiếp nhận được là 56.351 doanh nghiệp với 2.844.944 lao động, kinh phí đề nghị hỗ trợ hơn 1.883,8 tỷ đồng (tương đương với 29,03 % so với số kinh phí dự kiến của địa phương.

CÒN 4 ĐỊA PHƯƠNG CHƯA GIẢI NGÂN 

Trong đó, số hồ sơ đã được thẩm định, có quyết định phê duyệt danh sách và số tiền hỗ trợ là 29.399 doanh nghiệp, 1.927.252 lao động với kinh phí hơn 1.233,8 tỷ đồng (tương đương với 65,5 % so với số kinh phí đề nghị). Số hồ sơ đã được giải ngân: 16.436 doanh nghiệp với 1.004.472 lao động, hơn 728,5 tỷ đồng (đạt 11,23% so với dự kiến).

Do một số địa phương dự kiến số lượng ban đầu cao hơn thực tế nên tính đến thời điểm hiện tại đã giải ngân gần hết đối tượng nhưng tỷ lệ giải ngân so với số dự kiến ban đầu không cao như: Đồng Nai, Hải Dương, Đăk Nông…

Về tiến độ giải ngân cụ thể của các địa phương, tính đến thời điểm hiện tại có 56/63 tỉnh, thành phố thực hiện giải ngân cho người lao động. Tuy nhiên, có 4 địa phương đã có đối tượng đề nghị và quyết định phê duyệt nhưng chưa thực hiện giải ngân gồm: Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Phú Yên

Các địa phương đã phê duyệt kinh phí và giải ngân hỗ trợ nhiều người lao động nhất hiện nay là: Bình Dương phê duyệt 503,5 tỷ, giải ngân 84,8 tỷ đạt 6,15% so với dự kiến; Đồng Nai phê duyệt 218,7 tỷ, giải ngân 174,7 tỷ đạt 24,27% ; TP. HCM phê duyệt 181,2 tỷ, giải ngân 126,8 tỷ đạt 7,13%; Bắc Giang phê duyệt 81,9 tỷ, giải ngân 54,4 tỷ, đạt 39,42%; Long An phê duyệt 79,9 tỷ, giải ngân 21,9 tỷ, đạt 6,03%; Hà Nội phê duyệt 48 tỷ, giải ngân 47,5 tỷ, đạt 12,32% so với dự kiến.

Ngoài 4 địa phương chưa có thực hiện giải ngân nêu trên thì còn một số tỉnh, thành phố đã giải ngân nhưng tiến độ rất chậm như: An Giang giải ngân 72,5 triệu, chiếm 0,08% so với dự kiến; Hải Phòng giải ngân 232 triệu đồng, chiếm 0,2% so với dự kiến; Kiên Giang giải ngân 253 triệu, chiếm 0,23% so với dự kiến; Bình Định giải ngân 319,5 triệu, chiếm 0,47%.

Và còn rất nhiều tỉnh tỷ lệ giải ngân trên dưới 1% như: Quảng Ngãi, Nghệ An, Vĩnh Long, Thanh Hoá… Đặc biệt một số địa phương có số lượng dự kiến đối tượng rất lớn nhưng việc giải ngân vẫn đang rất thấp như: Kiên Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Long An…

Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết, nguyên nhân cơ bản của việc giải ngân chậm là nhận thức và chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các địa phương.

Ngay sau khi Thủ tướng có chỉ đạo các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt lãnh đạo tỉnh, chủ tịch UBND cấp tỉnh đã quan tâm và tổ chức thực hiện chính sách đúng theo Quyết định 08, bố trí nhân lực thực hiện thì tỷ lệ giải ngân đã có chuyển biến.

Theo ông Bình, một số địa phương như: Bắc Giang, Thái Nguyên, TP. HCM có số lượng giải ngân khá tốt. Một số địa phương có số lượng hồ sơ lớn, trọng điểm, tình hình giải ngân có biến chuyển mạnh như: Đồng Nai, TP. HCM, Bình Dương, TP. Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang.

“Muốn giải ngân nhanh phải có sự quyết liệt của các địa phương trong tổ chức thực hiện, quán triệt không được thêm thủ tục, bố trí nhân lực tập trung giải quyết hồ sơ cho người lao động. Đó là những yếu tốt nếu làm tốt thì việc giải ngân sẽ tốt lên”, ông Bình nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, có nguyên nhân do nhiều người lao động có nhu cầu thuê trọ còn ngần ngại nộp hồ sơ nếu đưa ra nhiều thủ tục. “Tiền vẫn còn trong khi người lao động có nhu cầu nhưng hồ sơ lại không có thì chúng ta không nên để tình trạng như vậy”, ông Bình nói.

NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG TỰ Ý PHÁT SINH THỦ TỤC

Lãnh đạo Cục Việc làm cũng thừa nhận, dù tốc độ giải ngân chưa đạt như dự kiến song chia sẻ với doanh nghiệp bởi số hồ sơ rất lớn, một số địa phương cầu toàn sợ áp lực kiểm toán, thanh tra về sau. “Vấn đề này qua quán triệt của Chính phủ, áp lực từ phía xã hội, chúng tôi nghĩ sẽ có chuyển biến tích cực”, ông Bình kỳ vọng.

Nói thêm về những “điểm nghẽn” khiến tốc độ giải ngân ở các địa phương chậm, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, trình tự, thủ tục đã được đơn giản hóa nhưng trong thực hiện tại một số địa phương, người sử dụng lao động yêu cầu người lao động cung cấp các giấy tờ bổ sung để chứng minh về tình trạng ở thuê, ở trọ như hợp đồng thuê nhà..., trong khi Quyết định 08 không yêu cầu như vậy.

“Dù không yêu cầu nhưng nhiều nơi vẫn thêm vào nên dẫn đến chậm phê duyệt, đôi khi hồ sơ chỉ thiếu một vài thứ không quan trọng lắm nhưng vẫn bắt doanh nghiệp về lập lại, thời gian vì vậy chậm thêm. Những vấn đề này thuộc về kỹ thuật nhưng nếu địa phương quyết tâm làm với trách nhiệm cao thì việc phê duyệt sẽ nhanh hơn. Còn việc giải ngân thì đã về đến địa phương, hiện chỉ có cách thức giải ngân ra sao, ở đây trách nhiệm cơ bản thuộc về địa phương”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đánh giá.

Theo quy định tại Quyết định số 08, đến ngày 15/8 là hạn cuối nộp hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà, sau đó 2 ngày cơ quan cấp huyện thẩm định và phê duyệt và gửi hồ sơ cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh để giải ngân, chi trả.

“Như vậy từ khi nộp hồ sơ đến khi giải ngân chỉ 2- 3 ngày thôi, dự kiến kết thúc vào ngày 20/8. Chúng tôi đang đôn đốc để nộp hồ sơ vì số hồ sơ cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận cơ bản phù hợp với số đối tượng hỗ trợ dự kiến,”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh thông tin.

Theo ông, quá trình từ thẩm định, phê duyệt xong thì việc giải ngân sẽ rất đơn giản, song từ số hồ sơ bảo hiểm xã hội phê duyệt đến ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đang có khoảng cách rất lớn. “Đến 20/8, tùy tình hình thực tiễn mới có hướng phê bình, thanh tra xử theo quy định với những địa phương giải ngân chậm”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh nói thêm.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate