December 02, 2021 | 19:02 GMT+7

HCMC to develop logistics into key economic sector

Mộc Minh -

Logistics currently accounts for 8.6 per cent of Ho Chi Minh City’s gross regional domestic product (GRDP), but detailed planning for each type of logistics is yet to be implemented. The city aims to develop logistics into a key economic sector. The Ho Chi Minh City People’s Committee recently approved a logistics development project with the goal of contributing 10 per cent of GRDP by 2025 and 12 per cent by 2030.

Photo: VnEconomy
Photo: VnEconomy

Mới đây, UBND TP.HCM đã phê duyệt Đề án phát triển ngành Logistics với mục tiêu đến năm 2025 đóng góp 10% sản phẩm trên địa bàn (GRDP), năm 2030 tỷ lệ đạt 12%.

Để đạt được mục tiêu trên với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp logistics cần xác định rõ những cơ hội và thách thức trong năm 2021 và những năm tiếp theo với những kịch bản khác nhau để cùng phát triển Logistics trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP.HCM.

Tại hội thảo “Nhận diện cơ hội và thách thức đối với sự phát triển ngành logicstics TP.HCM”, bà Đặng Thị Minh Phương, Chủ tịch Hiệp hội Logicstics TPH.CM, cho biết hiện nhóm ngành logistics chiếm 8,6% GRDP TP.HCM, là ngành có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư.

Thực tế, TP.HCM có hàng chục nghìn doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics, nhưng theo khảo sát, đa số làm dịch vụ cho nước ngoài, chi phí chưa thống nhất, cạnh tranh không lành mạnh. 

Do vậy, việc hỗ trợ gói kích cầu cho nhóm ngành logistics không chỉ có ý nghĩa giúp các doanh nghiệp logistics phát triển mà còn hỗ trợ các ngành nghề khác giảm chi phí sản xuất, vượt qua khó khăn do dịch bệnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nguồn vốn FDI và đem lại nguồn thu cho thành phố.

Nhận định về hiện trạng ngành logistics tại TPHCM, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho rằng hiện nay, thành phố chưa làm gì nhiều cho logicstics, chủ yếu là doanh nghiệp tự làm. Cơ sở hạ tầng như: đường bộ sắt, thủy, bộ chậm phát triển, chưa đồng bộ, thành phố cũng rất thiếu hệ thống kho, nhất là kho lạnh.

“Sắp tới, TP.HCM sẽ xây dựng các trung tâm logicstics vận tải, kho hàng, các dịch vụ hỗ trợ… tại Long Bình, Cảng Cát Lái, Tân Kiên, Long Phước. Đồng thời, TP sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng nền tảng ứng dụng chung với dữ liệu lớn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao quy trình sản xuất…”, ông Hoàng Vũ nói.

Về phía các doanh nghiệp logistics cho biết hệ thống vận tải kho vận hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chi phí logicstics của Việt Nam rất cao chiếm đến 19% GDP, trong khi các nước phát triển thì chi phí này chỉ chiếm dưới 10%.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị TP.HCM cần triển khai quy hoạch chi tiết từng loại hình logistics và có chính sách tạo nên kết nối và quy hoạch đồng bộ giữa logistics và các lĩnh vực phục bổ trợ logistics cũng phát triển đồng bộ như công nghệ thông tin, cơ khí…

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate