November 19, 2021 | 13:31 GMT+7

Issues identified affecting investment projects

Vy Vy -

According to the Ministry of Planning and Investment (MPI), there are 13 issues relating to a proposal to amend a number of laws and a number of resolutions from the National Assembly, 30 issues relating to a proposal to amend the provisions of a number of decrees and circulars, and 171 issues relating to investment procedures.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 về thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo về kết quả rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của bộ ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định có 13 vấn đề liên quan đến kiến nghị sửa đổi quy định của Luật, Nghị quyết của Quốc hội; 30 vấn đề liên quan đến kiến nghị sửa đổi quy định của Nghị định, Thông tư; 171 vấn đề vướng mắc do có cách hiểu chưa thống nhất, cần được hướng dẫn thực hiện và 368 dự án đầu tư kinh doanh có quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội gặp khó khăn, vướng mắc trong thời gian dài trên cơ sở báo cáo của các địa phương.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án trên đều là các dự án có sử dụng đất, vốn đầu tư lớn, thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình thương mại dịch vụ, công nghiệp, năng lượng như đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, khu du lịch, trung tâm thương mại; nhà máy sản xuất điện gió - nhiệt điện khí; nhà máy sản xuất gạch, bê tông thương phẩm, sữa; nhà máy xử lý rác thải, cung cấp nước sạch; hạ tầng khu công nghiệp..., đã gặp vướng mắc trong thời gian dài, chưa được tháo gỡ khó khăn.

Qua rà soát, có thể chia các dự án trên thành 03 nhóm theo các vướng mắc.

Một là, nhóm dự án vướng mắc liên quan đến quy định của Luật: 264 dự án liên quan đến kiến nghị xem xét sửa đối, bổ sung Điều 61, 62 Luật Đất đai về thu hồi đất; Điều 29, 31, 32 Luật Đầu tư về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; Điều 75 Luật Đầu tư và Điều 23 Luật Nhà ở về hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

Hai là, nhóm dự án vướng mắc liên quan đến quy định của văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư): 10 dự án (liên quan đến kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2011/NĐ-CP, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, Nghị định số 86/2020/NĐ-CP, Nghị định số 148/2020/NĐ-CP, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Thông tư số 06/2020/TT-BKHĐT, Thông tư số 24/2020/TT-BCT...).

Ba là, nhóm dự án vướng mắc liên quan đến cách hiểu chưa thống nhất, chưa chính xác của địa phương: có 94 dự án.

Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về vướng mắc liên quan đến kiến nghị sửa đổi quy định của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, kết quả tổng hợp có 13 vấn đề liên quan đến kiến nghị sửa đổi quy định của một số luật như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư...

Cụ thể, vướng mắc liên quan đến kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai trong việc xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá hay đấu thầu và việc thực hiện các thủ tục đấu giá, đấu thầu trong mối quan hệ với thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư; về thẩm quyền, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, phòng hộ; việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Vướng mắc liên quan đến kiến nghị Luật Nhà ở về hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; xác định quỹ đất cho phát triển nhà ở.

Và vướng mắc liên quan đến Điều 31 Luật Đầu tư về việc phân cấp dự án nhà ở, khu đô thị thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Về các vấn đề vướng mắc liên quan đến quy định của Nghị định, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư, kết quả tổng hợp cho thấy có 30 vấn đề kiến nghị sửa đổi quy định của Nghị định, Thông tư, trong đó tập trung vào một số vướng mắc liên quan đến Nghị định số 59/2014/NĐ-CP, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về thủ tục lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án xã hội hóa; Nghị định số 83/2020/NĐ-CP về thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng; Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 22/5/2017 và 66/2020/NĐ-CP liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án hạ tầng cụm công nghiệp; Nghị định số 148/2020/NĐ-CP trong việc thực hiện quy định chuyến tiếp đổi với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư trước ngày 08/02/2021 mà chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; Thông tư số 06/2020/TT-BKHĐT về việc xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất (m3) khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; vướng mắc liên quan đến xác định thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng chợ nông thôn.

Về vấn đề vướng mắc do các địa phương có cách hiểu chưa thống nhất, chưa chính xác, cần được hướng dẫn, giải thích, theo Báo cáo có 171 vấn đề liên quan đến thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án, chấm dứt và thu hồi dự án đầu tư áp dụng các quy định về biểu mẫu tại Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT, đánh giá tác động môi trường, bồi thường giải phóng mặt bằng... các vấn đề này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, giải thích, hướng dẫn cụ thể.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate