October 04, 2021 | 13:30 GMT+7

IT and software parks to be built nationwide

Nhĩ Anh -

To 2025, 12 to 14 centralized information technology (IT) parks and a chain of software parks are to be built around Vietnam with a total scale of 1,135 ha, forming clusters in certain regions.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Tính đến 6/2021, Việt Nam đã có 6 khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định trong đó có 3 khu đang hoạt động là Khu Công viên phần mềm Quang Trung, Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy.

Bên cạnh đó các khu đang trong quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng là Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng, Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, Khu công nghệ thông tin tập trung thành phố Cần Thơ.

Hai khu mới được bổ sung trong năm 2021 là khu công nghệ thông tin tập trung Bắc Ninh và khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình (Thái Nguyên) có tổng quy mô lên đến 450 ha.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CAO HƠN CÁC LOẠI HÌNH KHU KHÁC

Theo tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghệ thông tin tập trung đang hoạt động trên cả nước đạt trên 95%, cao hơn so với khu công nghiệp. Từ năm 2015, các khu công nghệ thông tin tập trung tại Hà Nội và TP.HCM đã không còn quỹ đất để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp.

Đến nay, tổng doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công viên phần mềm Quang Trung đạt 10 triệu USD/ha/năm; Công viên phần mềm Đà Nẵng đạt 55 triệu USD/ha/năm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đất của khu công nghệ thông tin tập trung rất cao so với các loại hình khu khác.

 
Tổng doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công viên phần mềm Quang Trung đạt 10 triệu USD/ha/năm; Công viên phần mềm Đà Nẵng đạt 55 triệu USD/ha/năm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đất của khu công nghệ thông tin tập trung rất cao so với các loại hình khu khác.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước từ khi thành lập đến nay cho Công viên phần mềm Quang Trung là 230 tỷ đồng; khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy là 31,4 tỷ đồng và Công viên phần mềm Đà Nẵng là 162 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước của các đơn vị quản lý khu công nghệ thông tin tập trung đã lớn hơn tổng nguồn vốn đầu tư (hơn 423 tỷ đồng). Tỷ lệ nộp ngân sách hàng năm so với nguồn vốn đầu tư được đánh giá là khá cao. Theo báo cáo năm 2018, Công viên phần mềm Quang Trung nộp 27 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ thu ngân sách/vốn đầu tư khoảng 12%. Công viên phần mềm Đà Nẵng nộp 14,36 tỷ đồng, tương đương 9%. Khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy 2 tỷ đồng, tương đương 7%. Trong khi đó, tỷ lệ này đối với khu công nghiệp chỉ khoảng từ 4-5%.

Sự ra đời của các khu công nghệ thông tin tập trung đã tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin hoạt động, góp phần phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin- ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Bên cạnh đó, khu công nghệ thông tin tập trung cũng là vườn ươm cho doanh nghiệp mới phát triển, cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Các Khu công nghệ thông tin tập trung còn là những trung tâm đào tạo nhân lực quan trọng cho cả nước nói chung và ngành công nghệ thông tin nói riêng

2 KỊCH BẢN DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG

Một trong những định hướng yêu cầu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2025 sẽ hình thành từ 12 đến 14 khu công nghệ thông tin tập trung và chuỗi khu công viên phần mềm tại các thành phố/đô thị lớn trên cả nước, với quy mô sử dụng đất khoảng 1.135 ha, tạo thành các cụm khu công nghệ thông tin tập trung tại một số vùng nhằm tạo sự liên kết trong nghiên cứu làm chủ công nghệ và sản xuất các sản phẩm công nghệ số đáp ứng được các yêu cầu cho triển khai chính phủ số và phát triển kinh tế số, xã hội số.

Trong dự thảo quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến đã đưa ra 2 kịch bản dự báo sự phát triển của khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2025.

Dựa trên số liệu doanh thu của lĩnh vực công nghiệp phần mềm Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2020, sử dụng phương pháp hồi quy dự đoán đến năm 2025, doanh thu lĩnh lực công nghiệp phần mềm đạt 8.453,9 triệu USD và đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2021- 2025 là 8,53%.

Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu công nghệ thông tin tập trung phát triển công nghiệp phần mềm theo kịch bản 1
Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu công nghệ thông tin tập trung phát triển công nghiệp phần mềm theo kịch bản 1

Căn cứ trên tốc độ và doanh thu công nghiệp phần mềm năm 2025 sẽ tiến hành dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu công nghệ thông tin tập trung. Dựa trên quy mô sử dụng đất đã được quy hoạch và mới được bổ sung trong thời gian qua, diện tích các khu công nghệ thông tin tập trung hiện tại là 755,9 ha, kịch bản này tính toán đưa ra nhu cầu sử dụng đất của các khu để phát triển công nghiệp phần mềm đến năm 2025 là hơn 1000 ha.

Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu công nghệ thông tin tập trung theo kịch bản 2
Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu công nghệ thông tin tập trung theo kịch bản 2

Còn với kịch bản thứ 2 theo mục tiêu đề ra, dựa trên phương pháp ý kiến chuyên gia, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp phần mềm khoảng 10,7%, thì đến năm 2025 doanh thu ngành công nghiệp này ở Việt Nam đạt được 9 tỷ USD. Từ tỷ lệ này, kịch bản tính toán trong giai đoạn đến năm 2025 các các khu công nghệ thông tin tập trung cần 1.135 ha đất để phát triển.

Căn cứ trên hiện trạng tổng quỹ đất đã dành cho các khu công nghệ thông tin tập trung khoảng 756 ha cho các khu đã thành lập cũng như số khu vừa được bổ sung, kịch bản này tính toán đưa ra nhu cầu sử dụng đất tổng thể của Khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2025 là 379 ha.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate