September 16, 2021 | 11:21 GMT+7

Negative growth for Vietnam’s south

Anh Nhi -

The Ministry of Planning and Investment estimates that economic growth in Vietnam’s southern region and Mekong Delta this year will be -0.13 per cent due to Covid-19, significantly lower than the planned 6.2-6.5 per cent.

Photo: Vneconomy
Photo: Vneconomy

Dự báo khả năng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư công năm 2021 vùng Đông Nam Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát trong tháng 10/2021, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng sẽ từng bước trở lại phục hồi trong những tháng cuối năm. 

KINH TẾ “NHUỐM” MÀU COVID-19

Tuy vậy, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới, tỷ lệ tử vong vẫn ở mức cao, sức chịu đựng của doanh nghiệp và người dân đều chạm ngưỡng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định 6/12 chỉ tiêu kinh tế của vùng sẽ không đạt kế hoạch.

“Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng sẽ âm 0,13% và không đạt kế hoạch tăng trưởng 6,2-6,5% được đưa ra trước đó”, bà Bùi Thị Thu Thủy, Vụ phó Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhấn mạnh.

Thể hiện rõ nét nhất là ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Các địa phương có cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào khu vực công nghiệp - xây dựng như Bà Rịa - Vũng Tàu (70,21%), Bình Dương (67,5%), Đồng Nai (60,22%) tiếp tục khó khăn do thiếu nhiên liệu để sản xuất, thiếu chuyên gia kỹ thuật bậc cao, thiếu đơn hàng xuất khẩu, nhân công lao động và ngưng trệ sản xuất.

Các địa phương có cơ cấu kinh tế lớn phụ thuộc vào nhóm ngành dịch vụ như TP.HCM (62,4%) gặp khó khăn do Thành phố trải qua nhiều đợt bị giãn cách xã hội, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị đóng băng.

Trong khi đó, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khoảng 80% bị ngừng trệ hoạt động, nhiều công ty đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột dẫn đến giảm doanh thu cũng như mất khả năng thanh toán.

Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp về các địa phương gia tăng do các doanh nghiệp ngừng hoạt động, cắt giảm sản lượng, cắt giảm nhân công, tiềm ẩn áp lực về các vấn đề an sinh, xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

KINH TẾ 2022 BẬT TĂNG KHI DỊCH BỆNH ĐƯỢC KIỂM SOÁT

Với mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trong tháng 10/2021 và các hoạt động sản xuất kinh doanh dần quay trở lại trạng thái bình thường mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 của các tỉnh Đông Nam Bộ là khoảng 5-6,5%.

Trong đó, cơ cấu kinh tế năm 2022 của vùng duy trì tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 80% trong GRDP. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn dự kiến hơn 572,4 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 6% so với ước thực hiện năm 2021. Giá trị hàng hóa xuất khẩu dự kiến khoảng 115,89 tỷ USD trong năm 2022…

2021: "Nhuốm" màu Covid, các tỉnh Đông Nam Bộ tăng trưởng âm   - Ảnh 1

Để đạt mục tiêu này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị vùng Đông Nam Bộ cần nghiên cứu các giải pháp để giải quyết các bất cập về quy hoạch với quản lý đô thị, đảm bảo sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng giải quyết triệt để các vấn đề ngập lụt, kẹt xe, áp lực quá tải về mật đô dân cư, ô nhiễm môi trường. Vùng cần phấn đấu trở thành nơi đáng sống của cả người dân và khách du lịch khắp nơi trên thế giới.

Cần cơ cấu lại nền kinh tế, xác định rõ động lực tăng trưởng của từng địa phương và cả vùng. TP.HCM cần tiếp tục hoàn thiện các đề án đột phá như xây dựng trung tâm tài chính của quốc gia, thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh cho TP Thủ Đức theo nguyên tắc một công việc chỉ có một cấp chính quyền thực hiện.

“Cần đặt TP Thủ Đức đứng vị trí vai trò là động lực phát triển vùng đô thị của thành phố về phía đông trong 10 năm tới. Hình thành một đô thị hoàn chỉnh đối trọng với đô thị cũ để xây dựng thành phố thành đô thị xanh và thành phố thông minh trong tương lai gần, tạo cơ chế chính sách vượt bậc”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khuyến nghị.

Một số địa phương có điều kiện phát triển như Bình Dương, Đồng Nai, Long An cần sắp xếp, khai thác quỹ đất hiệu quả hơn; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường phát triển du lịch sau dịch bệnh, giảm dần phụ thuộc khai thác dầu khí.

Các địa phương trong vùng cũng cần chú trọng phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản; ưu tiên phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế chia sẻ; phát triển các ngành dịch vụ theo hướng công nghệ hiện đại bao gồm logistics, ngân hàng, bảo hiểm…; cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và địa phương để nhanh chóng phục hồi sau đại dịch.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate