May 17, 2022 | 17:31 GMT+7

PM seeks UN support in energy transition and climate finance

Phúc Minh -

At a meeting with leaders of the United Nations on May 16, within the framework of his working visit to the US, Prime Minister Pham Minh Chinh requested the body provide technical and professional advice to Vietnam on establishing an energy transition partnership with G7 countries and also assist it in developing a climate finance mobilization strategy.

Prime Minister Pham Minh Chinh and UN Deputy Secretary-General Amina J. Mohammed. Source: VGP
Prime Minister Pham Minh Chinh and UN Deputy Secretary-General Amina J. Mohammed. Source: VGP

Tiếp tục chuyến công tác dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc, sáng ngày 16/5, tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của Liên Hợp Quốc.

Tại cuộc gặp với Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, bà Amina Mohammed, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và một trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, ủng hộ vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong hệ thống quản trị toàn cầu, cho rằng cần có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện để xử lý các thách thức chung như dịch bệnh, biến đổi khí hậu.

Việt Nam cũng ủng hộ tăng cường quan hệ giữa Liên Hợp Quốc, nghị viện các quốc gia thành viên và Liên minh Nghị viện thế giới để tranh thủ được sự ủng hộ của kênh lập pháp đối với chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc. 

Thủ tướng cho biết Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ, toàn diện ba đột phá chiến lược để hiện thực hoá mục tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp, có thu nhập cao vào năm 2045; mong muốn tiếp tục đồng hành và hỗ trợ hiệu quả, trong đó có việc hỗ trợ triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammed khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng của Liên Hợp Quốc. Ảnh - VGP. 
Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammed khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng của Liên Hợp Quốc. Ảnh - VGP. 

Thủ tướng đề nghị Liên Hợp Quốc tiếp tục quan tâm hỗ trợ các nước đang phát triển trong ứng phó với đại dịch, bảo đảm an sinh xã hội và tư vấn chính sách, phục hồi theo hướng xanh, bền vững, tự cường hơn. 

Thủ tướng khẳng định Việt Nam quyết tâm triển khai các cam kết tại Hội nghị COP26, đề nghị Liên Hợp Quốc hỗ trợ Việt Nam trong thiết lập quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng với các nước G7; xây dựng chiến lược tài chính khí hậu để huy động hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ các đối tác phát triển quốc tế; tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững, trong đó có các mục tiêu như bình đẳng giới, năng lượng sạch, tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững.

Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, Thủ tướng đề nghị Liên Hợp Quốc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS), và hỗ trợ Myanmar ổn định tình hình thông qua đối thoại và hoà giải, bảo đảm an toàn cho người dân, tiếp cận nhân đạo. 

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammed khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng và là người bạn của Liên Hợp Quốc, mong muốn hai bên tiếp tục phát triển quan hệ một cách toàn diện, hiệu quả hơn nữa.

Phó Tổng Thư ký khẳng định, Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các ưu tiên phát triển của Việt Nam theo hướng xanh, bền vững và tự cường hơn; bày tỏ chia sẻ quan điểm của Việt Nam về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông, đồng thời mong muốn quan hệ đối tác ASEAN-LHQ sẽ tiếp tục được củng cố vì lợi ích hoà bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới, kỳ vọng Việt Nam phát huy mạnh mẽ vai trò đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu tương xứng với năng lực vị trí của mình.

Tại cuộc gặp với Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Abdulla Shahid, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam rất coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong quản trị toàn cầu, điều phối và dẫn dắt các nỗ lực đa phương, khởi xướng và đề xuất các giải pháp toàn cầu để ứng phó với các thách thức chung của cộng đồng quốc tế như dịch bệnh, biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Chính phủ tại cuộc gặp với Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Abdulla Shahid. Ảnh - VGP. 
Thủ tướng Chính phủ tại cuộc gặp với Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Abdulla Shahid. Ảnh - VGP. 

Thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực vào công việc chung của Liên Hợp Quốc, trong đó có việc vừa hoàn thành trọng trách Uỷ viên Không thường trực Hội đồng Bảo an và đang tiếp tục ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 và một số cơ quan quan trọng khác của Liên Hợp Quốc thời gian tới. 

Việt Nam ủng hộ quá trình cải tổ Liên Hợp Quốc để tổ chức này hoạt động dân chủ, minh bạch hơn và ứng phó tốt hơn trước các thách thức toàn cầu, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của đa số thành viên là các nước đang phát triển; ủng hộ nâng cao vai trò quan trọng của Đại Hội đồng và tăng cường quan hệ của các cơ quan khác với Đại Hội đồng.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam cam kết triển khai các cam kết tại Hội nghị COP26, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách; mong Liên Hợp Quốc thúc đẩy các nước đang phát triển thực hiện đầy đủ cam kết về hỗ trợ cho các nước đang phát triển, nhất là về tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ.

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đặc biệt coi trọng tăng cường an ninh biển, trong đó có bảo tồn, sử dụng biển, khai thác các tài nguyên biển bền vững, bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định, và đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS); mong muốn Chủ tịch Đại Hội đồng quan tâm, thúc đẩy vấn đề này một cách phù hợp vì đây là quan tâm chung, chính đáng của đông đảo các nước thành viên Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Abdulla Shahid bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu kinh tế-xã hội vượt bậc của Việt Nam và thành công trong lĩnh vực phòng chống đại dịch Covid-19 mà Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, nhất là chiến lược thích ứng an toàn, phục hồi và phát triển theo hướng xanh, bền vững và bao trùm. 

Ông cũng khẳng định quan tâm thúc đẩy triển khai hợp tác ASEAN-Liên Hợp Quốc đáp ứng mong muốn, lợi ích chung.; có nhiều đống góp quan trọng củng cố chủ nghĩa đa phương và tham gia công việc của Liên Hợp Quốc.

Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hai bên nhấn mạnh nhu cầu tăng cường chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế để ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu, đặc biệt là dịch bệnh và biến đổi khí hậu; chia sẻ mong muốn sớm chấm dứt xung đột ở Ukraine bằng giải pháp hoà bình, bảo đảm an ninh, an toàn của người dân, tạo điều kiện tiếp cận nhân đạo; đề cao việc tuân thủ Hiến chương và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực.

Tại cuộc gặp với Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Achim Steiner, Thủ tướng đánh giá cao vai trò quan trọng, định hướng chiến lược và dẫn dắt hiện nay của UNDP trong hệ thống phát triển Liên Hợp Quốc trong thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì Phát triển bền vững và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG); đồng thời cảm ơn UNDP đã luôn đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc tái thiết, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội trong gần 50 năm qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Achim Steiner. Ảnh - VGP. 
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Achim Steiner. Ảnh - VGP. 

Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao Chương trình Hành động Năng lượng Liên Hợp Quốc (UN-Energy Plan of Action) mà Liên Hợp Quốc vừa phát động và cá nhân ông Achim Steiner là Đồng Chủ tịch, với mục tiêu hỗ trợ các nước chuyển đổi năng lượng công bằng, giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng đề nghị UNDP tiếp tục tư vấn kỹ thuật, chuyên môn cho Việt Nam để đạt thoả thuận thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng với các nước G7; đồng thời hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược huy động tài chính khí hậu từ các đối tác phát triển khi các biện pháp giảm phát thải trong các lĩnh vực từ nay đến năm 2050 ở Việt Nam đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, ước từ 350-400 tỷ USD.

Tại buổi tiếp Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Catherine Russell, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hợp tác với UNICEF và đánh giá cao các đóng góp quan trọng hàng đầu của UNICEF trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên thế giới.

Thủ tướng tiếp Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Catherine RusselChính. Ảnh - VGP. 
Thủ tướng tiếp Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Catherine RusselChính. Ảnh - VGP. 

Thủ tướng cảm ơn UNICEF đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc, toàn diện đối với mọi mặt phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu và ở Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ em, trong đó có việc vận chuyển hàng chục triệu liều vaccine phòng chống Covid-19 thông qua Cơ chế COVAX và hỗ trợ hàng chục triệu trang thiết bị, bảo hộ y tế và nâng cao năng lực tiêm chủng quốc gia.

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đề nghị UNICEF tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, chuyên môn để Việt Nam có thể đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững liên quan đến trẻ em vào năm 2030.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate