Đây là lần thứ 6, Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online Business Forum - VOBF 2022) được tổ chức tại Việt Nam thu hút sự quan tâm của cộng đồng kinh doanh trực tuyến…
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT ĐỨNG THỨ 2 ĐÔNG NAM Á
Thống kê ở lĩnh vực thương mại điện tử, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh trên toàn cầu đến từ thương mại điện tử. Tác động của đại dịch Covid-19 thúc đẩy đà tăng trưởng thương mại điện tử ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
"Đón đầu xu hướng thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch, nhất là những lĩnh vực chuyển đổi số, kinh doanh onilne, Blockchain... nên diễn dàn tập trung các chủ đề như tín hiệu phục hồi toàn cầu, kết nối toàn cầu trở lại, lực đẩy và công nghệ tương lai của thương mại điện tử."
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch VECOM.
Trong quý 1/2022, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khả quan và dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong thời gian tới. Việt Nam đã và đang có những tính hiệu phục hồi kinh tế mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm... nên cho phép kỳ vọng sẽ kéo theo chi tiêu của người tiêu dùng tăng mạnh mẽ.
Báo cáo Toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 được trích xuất từ nền tảng số liệu của Metric.vn, trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch Covid-19 đang trên đà phát triển vượt bậc thì Việt Nam đang trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.
Theo báo cáo này, một số ngành hàng làm đẹp, thời trang nữ, gia dụng là những sản phẩm được quan tâm, mua sắm nhiều nhất trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Và mức giá trên sàn thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2022, phân khúc giá 200.000 - 5000.000 đồng dễ "chốt đơn" nhất trên tất cả sàn thương mại điện tử. Những sản phẩm có giá trị cao, cần sự tư vấn và bảo hành lâu dài thì người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm tại hệ thống cửa hàng, showroom uy tín...
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, đón đầu xu hướng thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch, nhất là những lĩnh vực chuyển đổi số, kinh doanh onilne, blockchain... nên diễn dàn tập trung các chủ đề như tín hiệu phục hồi toàn cầu, kết nối toàn cầu trở lại, lực đẩy và công nghệ tương lai của thương mại điện tử.
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI
Báo cáo của DPDgroup về chỉ số thương mại điện tử năm 2021 tại khu vực Đông Nam Á cho thấy, số lượng khách hàng mua sắm trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á đã tăng thêm khoảng 70 triệu người. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng đến khoảng 380 triệu người vào năm 2026.
Khi khách hàng đã quen thuộc với mua sắm trực tuyến, họ có khả năng sẽ bắt đầu các hoạt động mua bán xuyên biên giới. Hơn một nửa số người tham gia khảo sát của DPD Group đã từng mua hàng từ các trang web nước ngoài ít nhất từ một đến vài lần.
"Khi tham gia thương mại quốc tế, một vài hạn chế trong khả năng kiểm soát rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hóa, thanh toán quốc tế, thiết lập các tuyến vận chuyển linh hoạt, xử lý thủ tục thông quan hàng hóa với chi phí vận hành tối ưu... đã tạo ra nhiều thách thức trong lĩnh vực nhập khẩu, dẫn đến tình huống trì trệ quá trình buôn bán, thiếu nguồn cung."
Ông Phan Xuân Dũng, Giám đốc kinh doanh Ninja Van Việt Nam
Ngoài việc mua sắm hàng hóa trong khu vực Đông Nam Á, nhiều người chia sẻ rằng họ còn mua hàng từ các nước châu Á khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hành vi tiêu dùng này là một tín hiệu mạnh mẽ khuyến khích các nhà bán lẻ trực tuyến mở rộng phạm vi khách hàng trong khu vực, hoặc thậm chí trên khắp toàn cầu.
Trong 12 tháng qua, Ninja Van Group đã vận chuyển hơn 2 triệu kiện hàng mỗi ngày trên khắp các quốc gia. Đặc biệt, Việt Nam cũng đã chứng tỏ được sức mua bằng việc dẫn đầu doanh số ở thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là nhóm hàng FMCG và quần áo thời trang, giày dép.
Tại Việt Nam, Ninja Van Group cũng triển khai Ninja Direct (nhập hàng quốc tế) với nền tảng cung cấp nhiều giải pháp thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam và góp phần thúc đẩy việc hội nhập với các thị trường xuất nhập khẩu châu Á từ năm 2019.
Ông Phan Xuân Dũng, Giám đốc kinh doanh Ninja Van Việt Nam cho biết: Thời điểm sau đại dịch COVID-19, nhu cầu mua sắm hàng hóa thương mại điện tử của Việt Nam bùng nổ không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các tỉnh thành nông thôn.
Nhu cầu mua hàng phù hợp với túi tiền, mẫu mã, chất lượng… của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Từ đó, các cụm từ như "hàng nội địa Trung, hàng nội địa Thái, hàng nội địa Nhật...", trở thành keywords nổi bật trong hệ thống tìm kiếm trên các nền tảng thương mại điện tử.
Hơn nữa để đáp ứng nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hay các cửa hàng kinh doanh online (tổng kho, đại lý...) bắt đầu tìm kiếm nguồn hàng tại các quốc gia này để mang về phục vụ cho thị trường trong nước.
Theo ông Dũng, khi tham gia thương mại quốc tế, một vài hạn chế trong khả năng kiểm soát rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hóa, thanh toán quốc tế, thiết lập các tuyến vận chuyển linh hoạt, xử lý thủ tục thông quan hàng hóa với chi phí vận hành tối ưu... đã tạo ra nhiều thách thức trong lĩnh vực nhập khẩu, dẫn đến tình huống trì trệ quá trình buôn bán, thiếu nguồn cung.
Không thể phủ nhận từ nền tảng được đầu tư mạnh mẽ trong giai đoạn đại dịch đã tạo đà cho doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử. Đồng thời, lĩnh vực chuyển đổi số và kinh doanh online chiếm tỷ lệ quan trọng hơn trong quản trị và vận hành doanh nghiệp Việt tăng lên đáng kể.