September 30, 2022 | 17:27 GMT+7

Time for completing admin procedures cut for businesses

Mộc Minh -

The Ho Chi Minh City Export Processing and Industrial Zones Authority (Hepza) has said the time taken to complete three administrative procedures has been cut by 30 per cent, to support businesses in industrial parks and export processing zones. Hepza is also implementing a “Receiving and handling administrative procedures on the same day” program on seven administrative procedures, and will apply it to five others from next year.

Photo: VnEconomy
Photo: VnEconomy

Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay, TP.HCM đã có 3 khu chế xuất và 16 khu công nghiệp, với tổng diện tích hơn 4.500ha. Trong đó, 17 khu chế xuất – khu công nghiệp đã hoạt động, thu hút được gần 12,3 tỷ USD vốn đầu tư. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 8 tỷ USD (chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu của thành phố, trừ dầu thô).

THIẾU LAO ĐỘNG TRẦM TRỌNG 

Các doanh nghiệp trong các khu chế xuất  - khu công nghiệp đã giải quyết việc làm cho hơn 276.000 lao động, đóng góp ngân sách hàng năm gần 50.000 tỷ đồng, góp phần tích cực trong phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Hiện có tổng số 1.664 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó, có 1.456 dự án đang hoạt động (509 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,5 tỷ USD; 947 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 72.844 tỷ đồng).

Tuy nhiên, việc phát triển khu chế xuất  - khu công nghiệp thời gian qua cũng bộc lộ một số điểm yếu, như: chuyển đổi kinh tế theo hướng chất lượng cao với nâng cao hiệu quả còn hạn chế, các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cho người lao động thực hiện còn chậm, công tác bảo vệ môi trường ở một số doanh nghiệp còn thực hiện chưa nghiêm túc. Điều đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các khu chế xuất  - khu công nghiệp.

Tại hội nghị “Gặp gỡ, đối thoại giữa ban quản lý và tổng giám đốc các doanh nghiệp các khu công nghiệp: Tân Bình, Vĩnh Lộc, Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Lê Minh Xuân 3 và An Hạ”, do Ban Quản lý các Khu chế xuất  - Khu công nghiệp TP.HCM (Hepza) tổ chức ngày 28/9/2022, đại diện Công ty TNHH MTV Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, cho biết doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường sau dịch, nhưng thiếu hụt lao động đang là vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Địa phương cần có trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm, cung ứng lao động. Có thể đưa các thông tin về nguồn cung ứng lao động lên website các đơn vị hạ tầng các khu chế xuất – khu công nghiệp để doanh nghiệp tham khảo khi có nhu cầu tuyển dụng.

Ngoài ra, đơn vị này cũng đề xuất Hepza và các quận huyện có biện pháp hỗ trợ vấn đề an ninh trật tự cho lực lượng công nhân trên quãng đường từ ngoài khu công nghiệp về các khu nhà trọ…

Nhận định về vấn đề khó khăn hiện nay của nhiều doanh nghiệp trong khu công nghiệp là việc “giữ chân”người lao động, ông Đào Xuân Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp TP.HCM, cho biết việc xây dựng nơi lưu trú, dịch vụ hạ tầng phục vụ công nhân đã có chính sách và thành phố đang triển khai mạnh mẽ chương trình này.

Đối với vấn đề an ninh trật tự, xử lý rác thải, giao thông, giải quyết tình trạng bán hàng rong… tại các khu chế xuất – khu công nghiệp, ông Đào Xuân Đức cho rằng Hepza cần phối hợp các quận, huyện ký kết liên tịch để xử lý các vấn đề này.

CẮT GIẢM 3 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Phản ánh về thời gian giải quyết thủ tục hành chính ở một số đơn vị còn chậm trễ làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, ông Lưu Tiến Cảo, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Merufa, cho biết vừa qua công ty nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đề nghị điều chỉnh vốn điều lệ trên Giấy phép đăng ký kinh doanh cho đúng với vốn thực góp. Tuy nhiên, đã 4 tháng nhưng công ty vẫn chưa nhận được phản hồi của Sở này.

“Việc chậm "hồi âm" từ phía Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ảnh hưởng đến việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ ghi trên Giấy phép kinh doanh phù hợp theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước để doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh…”, ông Cảo nói.

Trả lời vấn đề của doanh nghiệp, ông Phạm Thanh Trực, Phó trưởng Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza), cho biết những năm gần đây, Hepza liên tục phấn đấu cắt giảm thời gian xử lý các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Ông Phạm Thanh Trực, Phó trưởng Ban Quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP.HCM, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: ĐN.
Ông Phạm Thanh Trực, Phó trưởng Ban Quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP.HCM, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: ĐN.

Hiện có 3 thủ tục hành chính được cắt giảm 30% thời gian xử lý, gồm:

Giảm thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư từ 15 ngày xuống còn 10 ngày.

Giảm thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư đăng ký điều chỉnh từ 10 ngày xuống 7 ngày.

Giảm thời gian xử lý đối với thủ tục Báo cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài từ 9 ngày còn 7 ngày.

Đối với việc "Tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính ngay trong ngày", Hepza tiếp tục thực hiện đối với 7 thủ tục hành chính cho đến hết năm 2022. Ngoài ra, Hepza đã rà soát và báo cáo với UBND TP.HCM xin ý kiến thực hiện giải quyết trong 1 ngày làm việc đối với 5 thủ tục hành chính trong danh sách này kể từ năm 2023.

Ông Phạm Thanh Trực cũng cho rằng dịch bệnh Covid-19 đang được kiểm soát. Doanh nghiệp quan tâm thực hiện việc chăm lo đời sống công nhân nhiều hơn; chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường, nâng cấp, vận hành thường xuyên nhà máy xử lý nước thải tập trung; đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất…

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate