October 01, 2022 | 12:28 GMT+7

Vietnam at 48th in Global Innovation Index 2022

Nhĩ Anh -

The World Intellectual Property Organization (WIPO) released the Global Innovation Index (GII) Report 2022 on September 30, which ranked Vietnam at 48th out of 132 countries and territories and in the group of countries to have achieved the greatest progress in the past decade. In particular, it states that Vietnam leads the world in importing high technologies, while the country also posted a higher ranking in terms of output.

Photo: VnEconomy
Photo: VnEconomy

Ngày 30/9 (giờ Hà Nội), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2022.  Báo cáo ghi nhận Việt Nam xếp vị trí 48/132 quốc gia, nền kinh tế, thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua.

Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022 (GII) là bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Để xếp hạng các quốc gia sẽ dựa vào 81 chỉ số, tính bằng giá trị trung bình thuộc hai bảng chỉ số phụ đầu vào và đầu ra đổi mới sáng tạo gồm 7 trụ cột: Thể chế vĩ mô; nguồn nhân lực và nghiên cứu; cơ sở hạ tầng; thị trường và môi trường kinh doanh; trình độ phát triển của thị trường; tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo.

Việt Nam tụt 4 bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2022 - Ảnh 1

GII 2022 cho thấy hai làn sóng đổi mới. Thứ nhất là làn sóng kỹ thuật số được xây dựng trên siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đang tạo ra nhiều tác động các ngành và lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Làn sóng đổi mới thứ hai dựa trên những đột phá trong công nghệ sinh học, công nghệ nano, vật liệu mới và các ngành khoa học khác.

Tuy nhiên, những tác động tích cực của 2 làn sóng mới này sẽ cần thời gian để hiện thực hóa, vượt trở ngại nhất là trong áp dụng và phổ biến công nghệ.

Theo báo cáo này, năm 2022, Thụy Sĩ vẫn là nước đứng đầu bảng xếp hạng đổi mới trong năm thứ 12 liên tiếp. Quốc gia châu Âu này dẫn đầu toàn cầu về kết quả đổi mới, đặc biệt là về sáng chế, đầu tư phần mềm, sản xuất công nghệ cao.

Tiếp theo là Mỹ, Thụy Điển, Anh và Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore, Đức, Phần Lan, Đan Mạch nằm trong top 10 nước dẫn đầu bảng xếp hạng. Thụy Điển đứng đầu về cơ sở hạ tầng; thị trường và môi trường kinh doanh cũng như chỉ số nhà nghiên cứu, quỹ cho R&D.

Việt Nam tụt 4 bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2022 - Ảnh 2

Chỉ số GII 2022 cho thấy một số thay đổi trong top 15 của bảng xếp hạng: Mỹ tăng một bậc lên vị trí 2, Hà Lan (thứ 5), Singapore (thứ 7), Đức (thứ 8) và Trung Quốc tăng một bậc lên vị trí 11.

Cùng với New Zealand (thứ 24) và Australia (thứ 25); các quốc gia châu Á vào top 15 gồm Hàn Quốc (6), Singapore (7), Trung Quốc (11), Nhật Bản (13) và Hong Kong (Trung Quốc thứ 14) đều trong nhóm các nhà lãnh đạo đổi mới.

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã có những bước tiến lớn nhất trong bảng xếp hạng 10 năm qua. Hàn Quốc từ vị trí thứ 21 (năm 2012) đã vào nhóm top 10 (năm 2020) và tiến lên vị trí thứ 6. Trong khi đó, Nhật Bản từ vị trí 25 (năm 2012) tiến dần vào top 10. Trung Quốc giữ vị trí thứ 34 (năm 2012) đã tăng đều đặn hàng năm lên vị trí thứ 11.

Năm nay, Ấn Độ vượt qua Việt Nam để giành vị trí dẫn đầu nhóm ba quốc gia về đổi mới theo nhóm thu nhập (Iran vượt qua Ukraine để vào nhóm xếp hạng này). Nước này tiếp tục dẫn đầy thế giới về xuất khẩu dịch vụ ICT và giữ thứ hạng đầu trong các chỉ số giá trị nhận vốn mạo hiểm, tài chính cho các công ty khởi nghiệp, tăng trưởng năng suất lao động và đa dạng hóa ngành công nghiệp trong nước…

Tuy nhiên báo cáo ghi nhận Việt Nam thuộc nhóm quốc gia cùng với Philippines (59), Indonesia (75), Campuchia (97) và Lào (112), đã đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua (tăng hơn 20 bậc). Các nền kinh tế này cũng dẫn đầu về các chủ số đổi mới chính.

Đặc biệt, báo cáo nêu rõ, Việt Nam dẫn đầu thế giới về nhập khẩu công nghệ cao; đồng thời có sự cải thiện vị trí xếp hạng về đầu ra (thứ hạng 35, năm 2021 là 38). Đặc biệt, Việt Nam cùng với Iran (hạng 53) và Philippines (hạng 59) là 3 nền kinh tế thu nhập trung bình có tốc độ tăng trưởng hiệu suất đổi mới nhanh nhất cho đến nay.

Tại Đông Nam Á, Indonesia (thứ 75) có một bước nhảy vọt khi đạt được vị trí cao nhất kể từ năm 2012 (thứ 100) nhờ dẫn đầu thế giới về chính sách văn hóa khởi nghiệp, đồng thời có những cải thiện đáng chú ý trong mối liên kết đổi mới và tài sản vô hình, các tiểu chỉ số tài chính đầu tư khởi nghiệp và mở rộng quy mô, hợp tác nghiên cứu và phát triển trường đại học-ngành...

Ở Trung và Nam Á, Ấn Độ (thứ 40) dẫn đầu khu vực, theo sau là Iran (53) và Uzbekistan (82). Năm nay, Ấn Độ là quốc gia dẫn đầu về đổi mới trong nhóm thu nhập trung bình thấp. Quốc gia này tiếp tục dẫn đầu thế giới về xuất khẩu ICT và giữ thứ hạng hàng đầu trong nhiều chỉ số khác như vốn mạo hiểm, quỹ khởi nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo sinh viên ngành khoa học và kỹ thuật, tăng trưởng năng suất lao động và đa dạng hóa ngành công nghiệp.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate