September 20, 2022 | 05:38 GMT+7

Wooden pellets becoming a billion-dollar industry

Chu Khôi -

Demand for wooden pellets around the world is increasing strongly, and as the world’s second-largest exporter, Vietnam holds an advantage from prices having increased by more than 27 per cent since last year. The Vietnam Timber & Forest Products Association (VIFORES) has predicted that exports will bring in billions of dollars annually within the next few years.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Báo cáo nghiên cứu “Sản xuất và xuất khẩu viên nén của Việt Nam: Thực trạng và một số khía cạnh về chính sách” vừa được Tổ chức Forest Trends phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) công bố cho thấy, mặc dù Việt Nam không phải là quốc gia cung cấp viên nén lớn cho các nước EU, nhưng cầu và giá viên nén tại thị trường quốc tế tăng cao tạo cơ hội cho ngành viên nén Việt Nam mở rộng sản xuất và xuất khẩu.

XUNG ĐỘT NGA – UKRAINE ĐẨY GIÁ VIÊN NÉN TĂNG CAO

TS.Tô Xuân Phúc, Chuyên gia của Forest Trends cho biết viên nén là sản phẩm chỉ mới xuất hiện chưa tới 10 năm, nhưng tăng trưởng giá trị xuất khẩu rất nhanh. Năm 2018, xuất khẩu viên nén tăng 67% về khối lượng và tăng 120% về giá trị so với năm trước đó, đánh dấu giá trị xuất khẩu hơn 362 triệu USD.

Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu từ viên nén đạt 413 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu lượng viên nén tương đương 67,33% tổng lượng viên nén xuất khẩu trong năm 2021.

 

"Xuất khẩu viên nén của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 đạt giá trị 354 triệu USD, bằng hơn 85% kim ngạch của năm 2021. Nếu đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì trong nửa cuối năm, dự báo kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam trong cả năm 2022 sẽ đạt 700 triệu USD".

TS.Tô Xuân Phúc, Chuyên gia của Forest Trends.

Về thị trường xuất khẩu, hiện gần 100% lượng viên nén của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Giá xuất khẩu viên nén cũng đã tăng rất mạnh trong nửa đầu năm nay, vọt lên bình quân gần 150 USD/tấn, tương đương tăng hơn 27% so với mức giá bình quân năm 2021. TS, Tô Xuân Phúc nhận định: Lượng và giá viên nén xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian vừa qua chủ yếu là do nhu cầu sử dụng viên nén tại các nước EU tăng đột biến.

"Các nước EU quay lưng lại với nguồn khí đốt từ Nga khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, dẫn đến viên nén nhập khẩu đang được sử dụng để thay thế cho nguồn cung khi đốt đã mất đi này. Cầu và giá viên nén tại EU tăng cao, tạo ra sức hút từ các nguồn cung lớn đặc biệt là từ Mỹ - quốc gia xuất khẩu viên nén lớn nhất trên thế giới", ông Phúc nói.

Viên nén gỗ sẽ trở thành ngành hàng tỷ USD, kiến nghị không áp thuế xuất khẩu - Ảnh 1
Viên nén gỗ sẽ trở thành ngành hàng tỷ USD, kiến nghị không áp thuế xuất khẩu - Ảnh 2

Mặc dù Việt Nam không phải là quốc gia cung cấp viên nén lớn cho các nước EU, nhưng cầu và giá viên nén tại thị trường quốc tế tăng cao tạo cơ hội cho ngành viên nén Việt Nam mở rộng sản xuất và xuất khẩu. 

Mùa đông sắp đến, EU đang tăng nhập khẩu viên nén để người dân làm nguyên liệu đốt lò sửa chống cái lạnh mùa đông. Là quốc gia xuất khẩu viên nén lớn thứ hai trên thế giới, ngành viên nén của Việt Nam sẽ tiếp tục có lợi thế từ sự thay đổi cung – cầu trên thế giới về mặt hàng này.

Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản đang tiếp tục thực hiện chuyển đổi từ nguồn điện than sang điện sạch, bao gồm cả điện sinh khối, do vậy nhu cầu sử dụng viên nén tại các quốc gia này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng đang có những động thái chuyển một phần nguồn điện và hệ thống sưởi chạy bằng than đá sang viên nén, khiến cầu viên nén tại Trung Quốc sẽ tăng mạnh.

CÓ NÊN ÁP THUẾ XUẤT KHẨU VIÊN NÉN?

Theo Viforest, hiện Việt Nam có trên 300 cơ sở sản xuất viên nén. Nguyên liệu sản xuất viên nén tại từ 2 nguồn chủ yếu. Một là, từ phụ phẩm của thu hoạch rừng trồng, bao gồm gỗ nhỏ, chủ yếu là cành, ngọn, đầu mẩu gỗ vụn, bìa bắp.

Thông tin chia sẻ của một số công ty sản xuất và xuất khẩu viên nén cho thấy nguyên liệu cho viên nén từ nguồn nguyên liệu rừng trồng trong nước chiếm khoảng trên 90% trong tổng lượng cung nguyên liệu cho sản xuất viên nén hiện nay.

Thứ hai là, từ nguồn dăm bào, mùn cưa, gỗ vụn thu mua từ các xưởng, các cơ sở chế biến đồ gỗ. Hiện nguồn cung này chiếm khoảng dưới 10% trong tổng lượng cung gỗ nguyên liệu cho cả ngành viên nén.

Ngành viên nén của Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong việc mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, năm nay trong bối cảnh thiếu nguyên liệu đầu vào, một số doanh nghiệp sản xuất viên nén phải sử dụng nguyên liệu “tạp” hơn và mở rộng mạng lưới thu mua nguyên liệu đầu vào ở các địa bàn xa hơn.

 

"Xu hướng tiêu thụ viên nén tại các thị trường lớn trên thế giới cho thấy trong tương lai các thị trường này sẽ đòi hỏi nguồn viên nén sử dụng gỗ nguyên liệu đầu vào có chứng chỉ bền vững. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường và chuẩn bị cho việc đáp ứng các đòi hỏi này của thị trường trong tương lai".

TS.Tô Xuân Phúc, Chuyên gia của Forest Trends.

Viforest khuyến cáo, trong tương lai, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén (cũng như các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, dăm, ván ép… có sử dụng gỗ rừng trồng) cần quan tâm tới việc tạo ra các vùng nguyên liệu, có thể thông qua hình thức liên kết với các hộ dân trồng rừng.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest cho biết hiện tại thuế xuất khẩu viên nén vẫn là 0%. Thời gian gần đây, Chính phủ đang cân nhắc khả năng áp thuế xuất khẩu đối với mặt hàng viên nén. Mức thuế mà cơ quan tư vấn thuế của Chính phủ đưa ra là 5 hoặc 10%.

Lý do mà cơ quan tư vấn thuế đưa ra đề xuất thuế là bởi cơ quan này coi viên nén là mặt hàng gỗ nguyên liệu sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng đầu vào và không qua chế biến sâu nên hạn chế xuất khẩu, nhằm giữ lại nguyên liệu trong nước.

Tuy nhiên, đề xuất áp dụng thuế xuất khẩu đổi với mặt hàng này đã nhận được nhiều ý kiến không đồng thuận từ nhiều cơ quan, ban ngành, bao gồm Viforest, Tổng cục Lâm nghiệp và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Ông Đỗ Xuân Lập cho rằng nguyên liệu sản xuất viên nén không hề cạnh tranh với nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến gỗ. Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất viên nén hiện nay chủ yếu là nguồn phế phụ phẩm của ngành gỗ. Các cơ sở chế biến gỗ bán được mùn cưa, vỏ bào… sẽ tạo thêm thu nhập.

“Nếu áp dụng thuế xuất khẩu viên nén tại thời điểm hiện tại không những có thể gây lãng phí đối với nguồn nguyên liệu này mà còn trực tiếp tác động tiêu cực tới các bên tham gia chuỗi, bao gồm các hộ trồng rừng, các cơ sở xẻ bóc gỗ, và các cơ sở sản xuất đồ gỗ. Vì vậy, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ không nên áp thuế xuất khẩu viên nén”, ông Lập khuyến nghị.

Đồng thời, Vifores cũng đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp nên nghiên cứu ngành hàng này, xây dựng quy hoạch ngành viên nén, từ nguyên liệu, sản xuất, xuất khẩu để phát triển bền vững, hài hòa giữa các lĩnh vực chế biến gỗ, xuất khẩu dăm gỗ, và viên nén. Bởi vì dự báo chỉ trong vài năm nữa, xuất khẩu viên nén sẽ đem về cả tỷ USD mỗi năm.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate