July 05, 2022 | 16:35 GMT+7

Customs sector transformed by digitalization

Trâm Anh -

The General Department of Vietnam Customs has said that its “5E” targets have now been completed: E-Declarations, E-Payments, E-C/O, E-Manifest, and E-Permits. Its E-C/O Form D has been exchanged with nine ASEAN countries. Vietnam Customs is striving for all procedures to be “paperless” and for AI, IoT, and big data to be applied in goods screening, customs supervision, and import and export business management.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Thông tin về tình hình triển khai kế hoạch chuyển đổi số của ngành hải quan, Tổng cục Hải quan cho hay trong 10 năm qua, trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin của Chính phủ, việc ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan có bước tiến nhảy vọt.

Cụ thể, Tổng cục Hải quan, cho biết, đến nay đã hoàn thành mục tiêu 5E, gồm: thực hiện thủ tục hải quan hoàn toàn bằng phương thức điện tử (E-Declaration); triển khai mạnh mẽ thanh toán điện tử (E-payment); E-C/O - cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) bản điện tử; bản lược khai hàng hóa điện tử (e-Manifest); cấp giấy phép các bộ, ngành (e-Permit), về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống công nghệ thông tin tập trung cấp Tổng cục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổn định, thống suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan.

Bên cạnh việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ hải quan, Tổng cục Hải quan cũng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành nội bộ của Tổng cục Hải quan và mang lại hiệu quả cao.

 

Theo thống kê, hàng năm ngành hải quan phải tiếp nhận và xử lý khoảng 13 triệu tờ khai hải quan với việc tuân thủ hệ thống rộng lớn các quy định của luật, nghị định, thông tư. 

Với vai trò là Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan cũng có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong việc điều phối và phối hợp với các bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, tạo bước đột phá, mang tính cách mạng với ngành

Tính đến ngày 15/6/2022, Cơ chế một cửa quốc gia có 249 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối, với trên 4,92 triệu bộ hồ sơ của hơn 54,8 nghìn doanh nghiệp.

Về Cơ chế một cửa ASEAN, đến nay, Việt Nam thực hiện trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D bản điện tử (e-C/O form D) với 9 nước ASEAN: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Myanmar, Lào, Phillipines.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước ASEAN để triển khai kết nối trao đổi tờ khai Hải quan ASEAN theo đúng kế hoạch, lộ trình chung của ASEAN.

"Hiện nay, đang triển khai kết nối thử nghiệm theo kế hoạch của ASEAN. Tiếp sau đó sẽ chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2022", Tổng cục Hải quan cho hay.

Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN giúp giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, làm thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành; đồng thời, đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Trong năm 2018, việc trao đổi chính thức thông tin e-C/O tiết kiệm 7,89 triệu USD, trong đó tiết kiệm 2,95 triệu USD đối với hàng nhập khẩu và 4,94 triệu USD đối với hàng xuất khẩu.

Tiếp tục chuyển đổi số ngành hải quan mạnh mẽ, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng triển khai mạnh mẽ chuyển đối số.

Cụ thể, Tổng cục Hải quan đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách toàn diện, đồng bộ với chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các bộ, ngành trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN nhằm hoàn thành mục tiêu 100% thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng (phi giấy tờ).

Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành hải quan số, trong đó thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý nhà nước về hải quan với hệ thống công nghệ thông tin có mức độ tích hợp cao, có tính mở, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng toàn diện nhu cầu xử lý tự động tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan từ khâu đầu đến khâu cuối, thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc - mọi nơi - trên mọi phương tiện và nhu cầu khai thác thông tin, sử dụng thông tin trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cùng với đó, Tổng cục Hải quan cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cách mạng công nghiệp 4.0 trong quản lý nhà nước về hải quan như trí tuệ nhân tạo (AI) trong soi chiếu hàng hóa, kết nối internet vạn vật (IoT) trong giám sát hải quan; phân tích dữ liệu lớn (Big Data) trong quản lý doanh nghiệp xuất nhập khẩu...

Từ đó, sẽ tạo bước chuyển mang tính đột phá trong thu thập, quản trị, lưu trữ, xử lý, phân tích dữ liệu và cơ sở dữ liệu tập trung ngành hải quan. Đồng thời xây dựng và thực hiện mô hình phân tích dữ liệu khoa học phục vụ đắc lực công tác nghiệp vụ cũng như công tác quản lý điều hành các cấp thông qua hệ thống công nghệ thông tin hải quan tích hợp.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate