August 13, 2022 | 19:00 GMT+7

Drug shortages need solutions

Nhật Dương -

At the “Solutions to overcome the shortage of drugs and medical supplies” seminar organized by the Government Portal on August 12, analysts said that drug shortages are quite a problem and need to be addressed immediately. One key solution is to review and amend legal issues related to bidding.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Những đánh giá này được các chuyên gia chia sẻ tại Tọa đàm "Các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 12/8.

BỆNH VIỆN LỚN CŨNG THIẾU THUỐC

Là bệnh viện tuyến đầu Trung ương, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thiếu thuốc, vật tư y tế là vấn đề rất nóng, không phải với riêng Bệnh viện Bạch Mai mà của cả ngành y tế.

Sau khi dịch Covid-19 kiểm soát tốt, bắt đầu sang quý 2/2022, số lượng bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai tăng lên đột biến, hầu hết các chuyên khoa đều tăng đến 5 lần, làm cho áp lực thiếu trang thiết bị, vật tư, thuốc vốn dĩ đã có từ trước, nay thiếu trầm trọng hơn.

Phân tích về các nguyên nhân, PGS.TS Đào Xuân Cơ cho biết, Bệnh viện Bạch Mai thực hiện chủ trương xã hội hoá trong công tác y tế. Do vậy hầu hết nhiều thiết bị y tế là liên doanh, liên kết, máy đặt, máy mượn và máy liên doanh. Khi các máy, thiết bị này hết hợp đồng liên doanh, liên kết thì dừng hoạt động.

Các cơ quan hậu kiểm, khi kiểm tra các hoạt động liên doanh, liên kết, xã hội hoá ở Bệnh viện Bạch Mai cũng phát hiện các vướng mắc về tư pháp. Do vậy, các thiết bị, vật tư y tế không đáp ứng được các quy định, quy chuẩn về pháp lý để tiếp tục thực hiện. Từ đó dẫn đến thực trạng các máy móc chẩn đoán, như máy chụp chiếu, siêu âm, cộng hưởng từ, máy test CT, các máy kỹ thuật cao như robot phẫu thuật… là những thiết bị hiện đại nhưng vướng vào pháp lý, vướng vào các quy định.

Các vật tư tiêu hao và các sinh phẩm. Hiện nhiều vật tư tiêu hao, sinh phẩm có trong thầu, trúng thầu nhưng các nhà cung cấp, các công ty, đơn vị phân phối không cung cấp được…

Nói về nguyên nhân thiếu thuốc, TS Nguyễn Huy Quang, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) lý giải, đầu tiên là do đang đứt các chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là các chuỗi liên quan đến logistics, bảo quản, vận chuyển, tiền công, tiền lương của tất cả những người có liên quan đến chuỗi cung ứng này, dẫn đến cũng ảnh hưởng tới tình trạng cung ứng thuốc vào Việt Nam.

Thứ hai là do quá trình phòng, chống dịch nên người bệnh có nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh nhưng do ảnh hưởng của đại dịch mà không đến khám bệnh, chữa bệnh được. Khi dịch đã lắng xuống thì người bệnh đến các cơ sở khám bệnh tăng đột biến, dẫn tới tình trạng cung ứng thuốc của một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm.

Nguyên nhân khách quan nữa là do tập trung tất cả nguồn lực cho phòng chống dịch bệnh nên việc cung ứng thuốc chữa bệnh hiện nay cũng có những hạn chế, ảnh hưởng.

Về chủ quan, ông Quang thừa nhận, tình trạng cơ chế pháp lý của chúng ta đang còn những tồn tại, chưa minh bạch dẫn tới là các đơn vị tham gia đấu thầu e ngại trong việc thực hiện tổ chức đấu thầu. Một phần do hiện nay đang khởi tố rất nhiều vụ án nên dẫn đến có tâm lý e ngại trong đấu thầu. Về phía các doanh nghiệp cung ứng hiện nay không tham gia đấu thầu vì không có lợi nhuận, do giá thuốc tăng cao nhưng hồ sơ mời thầu, tiêu chí mời thầu giá lại thấp hơn.

RÀ SOÁT, SỬA ĐỔI NGAY NHỮNG VƯỚNG MẮC PHÁP LÝ

TS Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Phó Giám đốc Trung tâm Đấu thầu quốc gia nhấn mạnh, thiếu thuốc, vật tư y tế không phải vấn đề mới mà từ rất lâu nhưng tình trạng thiếu ở mức độ nào, thiếu ra sao cần phải có số liệu cụ thể mới có giải pháp khắc phục.

Thực tế cho thấy cũng có những danh mục thuốc thừa. Ví dụ trong đấu thầu thuốc quốc gia, các đơn vị khi lập kế hoạch phải cam kết dùng 80% nhưng có những thuốc nhu cầu sử dụng chỉ 20%. Vừa qua, Bộ Y tế đã thành lập 4 đoàn đi kiểm tra thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế ở tất cả các cơ sở y tế. 

Các chuyên gia bàn giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc. Ảnh - VGP. 
Các chuyên gia bàn giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc. Ảnh - VGP. 

Cho rằng thiếu thuốc là vấn đề khá lớn trong giai đoạn hiện nay, PGS.TS. Bùi Thị An, Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII đánh giá, việc này đã ảnh hưởng đến quá trình điều trị cho người bệnh, đặc biệt là những người nghèo. “Chúng ta không có đủ thuốc ngay với giá cả hợp lý thì tôi cho rằng đây là vấn đề đặt ra với tất cả các ngành, các lĩnh vực, chứ không phải chỉ riêng ngành y. Đặc biệt là những thuốc đặc trị cần gấp cho người bệnh”, bà An cho biết.

Để tháo gỡ vấn đề thiếu thuốc, bà An kiến nghị Chính phủ cần xem cơ chế, chính sách có vấn đề gì vướng thì tập trung sửa ngay. “Giống như một trận đánh, chúng ta phải chụm đầu lại, làm thêm giờ, sửa văn bản. Trong quá trình làm, đương nhiên có sai, chỉ có điều sai với động cơ vì dân thì khác với cái sai với động cơ vì cá nhân”, bà An nói và đề nghị cho rà soát lại ngay và có lộ trình, xem tất các văn bản liên quan đến thuốc, đấu thầu, mua sắm có gì vướng thì sửa ngay.

Về vấn đề này, PGS. TS Đào Xuân Cơ nói thêm, trong thời gian qua đấu thầu tập trung quốc gia chậm cũng ảnh hưởng tới các hoạt động của các cơ sở y tế trong việc cung ứng thuốc. Ông cho rằng, Bộ Y tế, và các bộ liên ngành phải tạo điều kiện cho các nhà quản lý ở các cơ sở thuận lợi trong việc mua sắm.

Bộ cũng nên có các đoàn khảo sát, hỗ trợ các đơn vị, các Sở Y tế, các bệnh viện hơn là đi kiểm tra, bởi vì lúc này từ "kiểm tra" rất nhạy cảm. “Rõ ràng là các văn bản pháp quy và những nguyên nhân chủ quan, khách quan đang hết sức khó khăn mà chúng ta lại xuống kiểm tra, đánh giá, nhận xét một cơ sở rằng tại sao để thiếu cái này, thiếu cái kia thì sẽ không hợp lý. Lúc này nên có các đoàn khảo sát đánh giá và hỗ trợ”, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai kiến nghị.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate