August 04, 2022 | 13:45 GMT+7

MoF to propose cuts to VAT and excise taxes on gasoline

Deputy Minister of Finance Vo Thanh Hung told a government press conference on August 3 that based on the market situation, the Ministry will propose cuts to VAT and excise taxes to help reduce gasoline prices.

Deputy Minister of Finance Vo Thanh Hung addresses the press conference. Source: VnEconomy
Deputy Minister of Finance Vo Thanh Hung addresses the press conference. Source: VnEconomy

Tại họp báo Chính phủ chiều 3/8, thông tin thêm về việc giảm thuế đối với mặt hàng xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã báo cáo các cấp có thẩm quyền để điều chỉnh các thuế, phí tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối với thuế xăng dầu, thuế bảo vệ môi trường, thời gian vừa qua, trước tình hình giá xăng dầu thế giới tăng cao tác động đến giá trong nước, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Vừa qua, ngày 6/7, đã có Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (Nghị quyết 20), theo đó giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu và giảm trong khung theo quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường.

Nghị quyết 20 này có hiệu lực từ ngày 11/7/2022 và để triển khai, Bộ Tài chính đã có công văn chỉ đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan đảm bảo triển khai Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với thuế nhập khẩu, hiện tại chúng ta nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu cơ bản thuế nhập khẩu là 0%. Đối với mặt hàng xăng, hiện tại chúng ta nhập khẩu trong khối ASEAN là 8%, ngoài ASEAN theo biểu thuế hiện tại là 20%. Để tháo gỡ khó khăn đồng thời gia tăng, đa dạng hóa nguồn cung, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ giảm mức 20% này về 10%.

Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng, thực hiện Công điện 679/CĐ-TTg, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ để rà soát, có phương án trong thời gian tới căn cứ tình hình thị trường để điều chỉnh thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, từ đó giảm giá xăng dầu.

Trước đó, nêu quan điểm về việc giá xăng dầu giảm nhưng giá hàng hoá vẫn "đứng im", đại diện Bộ Tài chính cho biết, nguyên nhân của thực trạng này là do nhiều yếu tố tác động đan xen như giá nguyên vật liệu đầu vào, mức độ tồn kho, năng lực sản xuất, một số mặt hàng có giá nguyên liệu đầu vào tăng trong một thời gian dài nên chưa thể giảm giá ngay hoặc cần độ trễ sau khi giá xăng dầu đi xuống.

"Giá vật liệu xây dựng và nhân công sửa chữa nhà ở tăng lên do nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng; giá dịch vụ vận tải tăng do vào mùa cao điểm du lịch; giá mặt hàng đồ uống tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong mùa hè, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng...", Bộ Tài chính dẫn chứng.

Tuy nhiên, để tránh việc lợi dụng xu hướng tăng giá xăng dầu từ đầu năm hoặc cố tình kết cấu thêm những khoản chi phí ngoài giá để tăng giá bất hợp lý, Bộ này cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo các bộ, ngành địa phương kiểm soát chặt giá các hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh.

Hiện, Bộ Tài chính cùng các cơ quan liên quan chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường, xử lý các sai phạm theo quy định.

“Cơ quan chức năng tăng cường tổ chức rà soát kê khai giá mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, logistics để đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào. Đặc biệt, chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá.

Trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu tiền dịch vụ đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, kết cấu đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết”, Bộ Tài chính cho biết.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate