January 22, 2022 | 16:32 GMT+7

More support needed for SMEs

Nhĩ Anh -

In order to support small and medium-sized enterprises (SMEs), in addition to mechanisms to help them access capital and lower interest rates to restore production and business, it is necessary to boost science, technology, and innovation, applying digital technology in their development, the “Strengthening financial solutions and digital transactions to support the business community, creating a driving force for socio-economic development in 2022” forum heard.

The “Strengthening financial solutions and digital transactions to support the business community, creating a driving force for socio-economic development in 2022” forum. Source: VnEconomy
The “Strengthening financial solutions and digital transactions to support the business community, creating a driving force for socio-economic development in 2022” forum. Source: VnEconomy

Các chuyên gia đã nhấn mạnh điều này tại Diễn đàn “Tăng cường giải pháp tài chính và giao dịch điện tử hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội năm 2022” do Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) phối hợp với một số cơ quan tổ chức chiều 21/1/2022.

Theo ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VINASME, trong 2 năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, dịch bệnh đã từng bước được khống chế và đẩy lùi, cả nước đang bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất, đảm bảo hai mục tiêu: vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

HỖ TRỢ TIẾP CẬN VỐN TRONG GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI

Trong hai năm qua dịch bệnh do COVID-19 gây ra đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là: du lịch, dịch vụ, vận tải, các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp. Thống kê trong năm 2021 có hơn 100.000 doanh nghiệp đã phải đóng cửa, giải thể.

Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng cũng chứng tỏ sức mạnh bền bỉ, sáng tạo, đổi mới, vượt qua khó khăn. Tuy tỷ lệ tăng trưởng GDP thấp nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng. Chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả trong năm 2021 đạt hơn 3,5 tỷ USD, đã vượt xa kim ngạch xuất khẩu dầu thô, mà lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia với số lượng lớn vào xuất khẩu rau quả.

Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Quyền Trưởng ban Thông tin và Truyền thông Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhận xét, dù vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi tới đây. Những khó khăn từ trước tới nay là những vấn đề lớn của doanh nghiệp mà Hiệp hội luôn bảo vệ, kiến nghị tới các cấp nhằm hỗ trợ như cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tiếp cận vốn, tiếp cận công nghệ… thì qua thời kỳ dịch bệnh, khó khăn này lại càng chồng chất.

 
Trong tình hình khó khăn hiện nay của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng phải chia sẻ với doanh nghiệp nhiều hơn nữa. Mặc dù 2 năm qua các ngân hàng đã "chia lửa", đồng hành tích cực với doanh nghiệp nhưng điều đó vẫn chưa đủ.

Nhìn lại các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, từ trước đến nay đã có nhiều nhưng sự hấp thu từ các doanh nghiệp còn hạn chế. Bà Hường khẳng định, vốn luôn luôn là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp thời gian tới cần rất lớn. Trong điều kiện bình thường tiếp cận vốn đã khó khăn, trong thời kỳ dịch bệnh, khó khăn này lại tăng lên. Doanh nghiệp làm ăn không có lãi, thậm chí thua lỗ, dòng tiền không ổn định… khiến không thể hoàn trả các khoản vay đúng hạn, bị hạ mức tín nhiệm, hoặc bị vào danh sách nợ xấu…

Doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lượng đông đảo, có đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước nên cần phải được các ngân hàng quan tâm. Vì vậy, sự kết nối, phối hợp nhằm mục đích cuối cùng là hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp là một việc làm hết sức kịp thời trong giai đoạn khó khăn này.

Về giải pháp cụ thể, bà Hường kiến nghị, "mỗi ngân hàng hãy xây dựng 1 chính sách đặc biệt chăm sóc cho các DN đang là khách hàng của mình. Đó là những doanh nghiệp có phát sinh doanh thu trong 2 năm qua, doanh nghiệp không có nợ xấu hoặc các doanh nghiệp ở các lĩnh vực ngành nghề đang có cơ hội phục hồi tốt. Bà Hường đưa ra đề xuất khoản vay tín chấp 1 tỷ đồng cho thời hạn 12 tháng cho các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, trung thành.

Theo nhìn nhận của một số chuyên gia, với các doanh nghiệp, việc hạ lãi suất là cần thiết nhưng điều quan trọng hơn là kéo dài thời hạn vay lên 1 năm và nới lỏng các điều kiện vay, chấp nhận điều kiện tín chấp để các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được nguồn vốn…

Trong tình hình khó khăn hiện nay của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng phải chia sẻ với doanh nghiệp nhiều hơn nữa.

Theo TS Trần Đình Thiên, mặc dù 2 năm qua các ngân hàng chia lửa, đồng hành tích cực với doanh nghiệp nhưng điều đó vẫn chưa đủ vì lãi suất còn cao, doanh nghiệp tiếp cận vốn còn khó, quy định không phù hợp với tình huống bất bình thường hiện nay. Do đó, về phía doanh nghiệp cần có cách tiếp cận bài bản hơn, không chung chung, để các ngân hàng không bị "mắc tội". 

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng cho rằng, những chính sách của nhà nước rất quan trọng và là bệ đỡ giúp doanh nghiệp tồn tại phát triển. Những hỗ trợ ở thời điểm này chính là nguồn động viên doanh nghiệp lúc khó khăn.

MUỐN TĂNG TRƯỞNG ĐỘT PHÁ CẦN TĂNG HÀM LƯỢNG CÔNG NGHỆ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Theo khảo sát của Tổng cục Thông kê, tỷ lệ % doanh thu các doanh nghiệp dành cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo rất thấp, chỉ chiếm dưới 1%.

Trong khi các nước ASEAN tỷ lệ này chiếm 5-10%. Các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản tỷ lệ này chiếm 30-40% thậm chí có nước lên đến 50%.

Các chuyên gia khẳng định, nếu nguồn đầu tư cho khoa học công nghề và đổi mới sáng tạo thấp thì khó có thể có được những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Cùng đó, số doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị còn rất ít. Theo một khảo sát, chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị.

 
Nếu muốn có sự tăng trưởng đột phá không còn cách nào khác ngoài sự thay đổi, tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số vào phát triển kinh tế số. Đây là yếu tố mang lại sự thay đổi nhiều nhất với chất lượng doanh nghiệp.

Phân tích thêm về vấn đề đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, thời gian qua, có rất ít nghiên cứu đánh giá sâu về đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Với tình trạng trên, vấn đề không phải chuyện doanh nghiệp khoẻ hay yếu mà vấn đề là bức tranh nói về doanh nghiệp nhiều chỗ vẫn có màu, chưa xác định được tình trạng thực sự như thế nào. Từ việc nhận định đúng thực chất của doanh nghiệp mới có thể đề xuất thiết kế các chính sách đúng và triển khai các chính sách có hiệu quả, ông Cương nói.

Theo đại diện Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong bối cảnh liên quan đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ trước đến nay thường chia 3 nhóm vấn đề chính.

Thứ nhất là các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh. Thứ hai là các giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận tài chính. Bản chất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp là làm thế nào phát triển nhiều sản phẩm tài chính cho doanh nghiệp với chi phí hợp lý để họ có thể tiếp cận được.

Thứ ba là liên quan đến vấn đề phi tài chính bao gồm các dịch vụ phát triển kinh doanh liên quan đến đào tạo, thông tin, mở rộng thị trường, khoa học công nghệ… Hiện nay đang có rất nhiều cơ quan đã và đang thực hiện các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ông Cương cho rằng, nếu muốn có sự tăng trưởng đột phá không còn cách nào khác ngoài việc chúng ta cần sự thay đổi, tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số vào phát triển kinh tế số. Đây chính là yếu tố mang lại sự thay đổi nhiều nhất đối với chất lượng doanh nghiệp.

Việt Nam là quốc gia đang có có sự phát triển kinh tế số trong đó có giao dịch điện tử tương đối nhanh. Dịch bệnh Covid-19 gây ra những khó khăn nhưng cũng là áp lực lớn buộc các doanh nghiệp phải thay đổi. Khi cách thức vận hành của thị trường, hành vi người tiêu dùng đã thay đổi, nếu các doanh nghiệp không thay đổi thì không thể tồn tại. Nếu doanh nghiệp không vận hành trên một cơ sở nền tảng số để tiết kiệm chi phí tốt nhất, cung cấp hàng hóa đến người tiêu dùng hiệu quả nhất thì sẽ tốn rất nhiều chi phí và bị loại khỏi cuộc chơi.

Chính phủ sẽ có những biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay để góp phần phục hồi kinh tế thời gian tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng nhất là bản thân các doanh nghiệp cần phải thay đổi, nâng cao uy tín, tín nhiệm. Doanh nghiệp phải chủ động cơ cấu lại tổ chức hoạt động, tối ưu hóa chi phí, mô hình cung cấp sản phẩm dịch vụ… để kết hợp cùng các chính sách của nhà nước về phục hồi phát triển kinh tế, gói tài khóa, gói tiền tệ, thị trường, hỗ trợ chuyển đổi số…

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate