October 27, 2021 | 16:45 GMT+7

Boosting coverage of agricultural insurance

Trâm Anh -

Agricultural insurance is a new and somewhat complex concept in Vietnam and farmers in general pay it little attention, even though natural disasters cause annual losses of 1 to 1.5 per cent of GDP. The Ministry of Finance plans to expand the number of localities supporting agricultural insurance with funds of VND83.2 billion ($3.7 million) each year, to reduce the risk for people from disasters.

Photo: VnEconomy
Photo: VnEconomy

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

NÔNG DÂN KHÔNG MẶN MÀ, NHIỀU VƯỚNG MẮC KHI THỰC HIỆN 

Đánh giá quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp thời gian qua, Bộ Tài chính chỉ rõ còn nhiều hạn chế.

Cụ thể, một số chính sách, cơ chế hướng dẫn thực hiện ban hành chậm. Chẳng hạn, Thông tư số 09/2020/TT-BNNPTNT hướng dẫn xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp ban hành ngày 24/7/2020, trong khi đó, sản phẩm bảo hiểm được phê chuẩn vào ngày 26/5/2020. Điều này dẫn đến các địa phương còn gặp khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện.

 
Kết quả cấp đơn bảo hiểm vẫn còn rất hạn chế. Chỉ có 03/19 tỉnh gồm Nghệ An, Hà Giang và Bình Định có kết quả triển khai bảo hiểm. Đồng thời, mới triển khai được 2/3 đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ là cây lúa và vật nuôi (trâu, bò). 

Việc tổ chức thực hiện tại một số địa phương, cơ sở vẫn còn lúng túng. Mới chỉ có một số UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc phê duyệt đối tượng được hỗ trợ, dẫn đến các doanh nghiệp bảo hiểm gặp khó khăn trong việc xác định, tiếp cận, cấp đơn bảo hiểm cho nông dân.

Theo thống kê, trung bình mỗi năm thiên tai đã làm thiệt hại từ 1-1,5% GDP và gây ra những hệ lụy lâu dài, ảnh hưởng đến việc sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Bộ Tài chính đánh giá, bảo hiểm nông nghiệp là nghiệp vụ phức tạp, rủi ro cao xuất phát từ thực tế biến động khó lường của thiên tai, dịch bệnh.

“Việc triển khai đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải có năng lực tài chính lớn, đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và mạng lưới phân phối sản phẩm đủ rộng đảm bảo khả năng tiếp cận đến cơ sở cấp thôn, xóm, hợp tác xã. Đồng thời, có sự tham gia bảo vệ của nhà tái bảo hiểm quốc tế và với sự hỗ trợ kịp thời, phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền tại cơ sở”, Bộ Tài chính đánh giá.

Mặc dù có nhiều kinh nghiệm đã được rút ra sau giai đoạn thực hiện thí điểm 2011-2013, bảo hiểm nông nghiệp về cơ bản vẫn là sản phẩm mới, phức tạp không chỉ đối với bản thân người nông dân mà còn đối với đội ngũ cán bộ thực thi chính sách tại cơ sở.

Bên cạnh đó, nhận thức của một số bộ phận người nông dân đối với bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn hạn chế. Điều kiện thời tiết các địa bàn nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ khá ổn định đã hạn chế nhu cầu tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp diễn ra trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Các doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận người nông dân do phải tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội.

Được biết, Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/04/2018 về bảo hiểm nông nghiệp và Quyết định số 03/2021/QĐ-TTg ngày 25/01/021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, có thời gian thực hiện từ ngày 26/6/2019 đến ngày 31/12/2021.

Như vậy, đến thời điểm 31/12/2021, chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đã kết thúc. Hiện nay, chưa có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp cho giai đoạn sau ngày 31/12/2021.

KHÔNG ĐỂ KHOẢNG TRỐNG PHÁP LÝ, GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI

Bộ Tài chính nhấn mạnh, trong giai đoạn triển khai tiếp theo, cần đảm bảo nguyên tắc liên tục, ổn định không bị ngắt quãng và không có khoảng trống về pháp lý gây khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm trong tổ chức thức hiện cũng như việc tham gia bảo hiểm của người nông dân, do đặc điểm sản xuất nông nghiệp theo mùa, vụ có thể kéo dài từ đầu năm này sang năm khác và các cấp chính quyền.

 
Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp cho giai đoạn từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2025, kế thừa các nội dung tại Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg, đồng thời, bổ sung đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ, địa bàn được hỗ trợ, rủi ro được bảo hiểm.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện hỗ trợ cho các địa bàn.

Cụ thể, cây lúa, tại 7 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.

Đối với trâu, bò, tại 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương.

Đối với lợn tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai.

Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tại 5 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Như vậy, dự thảo mở rộng hỗ trợ bảo hiểm vật nuôi (trâu, bò) tại địa bàn 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và vật nuôi (lợn) tại địa bàn 9 tỉnh, thành phố Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai. Đây là các tỉnh, thành phố có đàn bò lớn trên 300.000 con, số lượng chăn nuôi đàn lợn lớn trên 1 triệu con...

Việc ban hành chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp sẽ tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Đồng thời, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Việc mở rộng đối tượng bảo hiểm và rủi ro được bảo hiểm sẽ khuyến khích người dân quan tâm, tham gia bảo hiểm, góp phần đảm bảo tính hiệu quả của chính sách. Đối với doanh nghiệp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, mở rộng, phát triển kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp.

 
Trên cơ sở đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ, mức hỗ trợ, rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ, địa bàn được hỗ trợ, kinh phí hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp hàng năm của ngân sách nhà nước ước khoảng 83,2 tỷ đồng/năm.
Trong đó, số phí bảo hiểm được ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 74,9 tỷ đồng/năm, gồm kinh phí hỗ trợ bảo hiểm cây lúa khoảng 18,4 tỷ đồng/năm; kinh phí hỗ trợ bảo hiểm trâu, bò, lợn khoảng 47,5 tỷ đồng/năm; kinh phí hỗ trợ bảo hiểm tôm sú, tôm thẻ chân trắng khoảng 9 tỷ đồng/năm.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate