June 27, 2022 | 13:38 GMT+7

Construction of 2 sections of Dau Giay - Lien Khuong Expressway on horizon

Anh Tú -

The Dau Giay - Lien Khuong Expressway stretches 220 km and connects southern Dong Nai province and the central highlands’ Lam Dong province, playing an important role in socioeconomic development in Lam Dong and the wider central highlands region. The Ministry of Transport and Lam Dong province are therefore moving to complete procedures and soon begin construction of two component projects, the Dau Giay - Tan Phu and Tan Phu - Bao Loc sections, with total investment of more than VND24.5 trillion ($1.05 billion) in the public-private partnership (PPP) form.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 184/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về rà soát tiến độ thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP và dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Tuyến đường bộ cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài 220 km được đưa vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là tuyến đường cao tốc có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với tỉnh Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên.

Vì vậy, việc sớm triển khai các dự án thành phần sẽ hình thành hệ thống giao thông kết nối khu vực Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Từ đó, mở ra không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng và toàn vùng nhằm khai thác tối đa những thế mạnh về du lịch, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao…

Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.
Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.

Phó Thủ tướng đánh giá cao tỉnh Lâm Đồng chủ động đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan có thẩm quyền triển khai hai dự án thành phần, gồm đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc - Liên Khương với tổng chiều dài 140km ngay sau khi Luật PPP có hiệu lực. Đồng thời, tỉnh Lâm Đồng cũng rất cố gắng cân đối từ nguồn ngân sách hạn hẹp của địa phương để triển khai đầu tư các dự án này.

Tuy nhiên, "riêng nội dung chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của các dự án thuộc trách nhiệm UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện rất chậm", Phó Thủ tướng nhìn nhận.

Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ của lãnh đạo Chính phủ giao, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nỗ lực, cố gắng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, trong đó có giao thông vận tải.

Để bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật và sớm triển khai đầu tư xây dựng các dự án thành phần của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Lâm Đồng với trách nhiệm là cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án thành phần, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và Hội đồng thẩm định liên ngành trong việc rà soát, giải trình, hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án theo quy định pháp luật, bảo đảm đủ điều kiện để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.

 

"Sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức triển khai các thủ tục theo quy định pháp luật, phấn đấu khởi công đoạn Dầu Giây - Tân Phú và Tân Phú - Bảo Lộc trong quý 2/2023 và hoàn thành các dự án trong năm 2026, bảo đảm đồng bộ trên cả tuyến Dầu Giây - Bảo Lộc".

(Thông báo số 184/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ).

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Hội đồng thẩm định liên ngành khẩn trương có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo hình thức PPP đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 3637/VPCP-CN ngày 10/6/2022 của Văn phòng Chính phủ.

Theo đề xuất của UBND tỉnh Lâm Đồng, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có tổng chiều dài tuyến khoảng 66 km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km; đi qua tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (qua các huyện: Đạ Huai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc).

Dự án được phân kỳ đầu tư đạt quy mô nền đường tối thiểu là 13,5 m (2 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp); các đoạn tuyến đào sâu, đắp cao được nghiên cứu theo quy mô nền đường 22 m, tạo thuận lợi cho giai đoạn mở rộng hoàn chỉnh; các đoạn vượt xa bố trí mặt cắt ngang với quy mô 4 làn xe cơ giới. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư đạt quy mô nền đường rộng 22 m với 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp.

Trong giai đoạn phân kỳ, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2025; giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư sau năm 2035.

Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn phân kỳ là 16.220 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước tham gia là 6.500 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khoảng 1.460 tỷ đồng; vốn huy động khác là 8.260 tỷ đồng.

Còn đoạn Dầu Giây - Tân Phú do Bộ Giao thông vận tải phụ trách. Theo Tờ trình số 4393/TTr-BGTVT đầu tháng 5 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đầu tư PPP.

Tuyến đường đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc và Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai.

Tính toán sơ bộ cho thấy, tổng mức đầu tư dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) là 8.365 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí xây dựng là 4.962 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 1.287 tỷ đồng. 

Nếu được phê duyệt, dự án sẽ thực hiện chuẩn bị đầu tư từ năm 2021 – 2022; lựa chọn nhà đầu tư từ năm 2022 đến 2023; giải phóng mặt bằng, tái định cư từ năm 2022 đến 2023; thi công xây dựng công trình từ năm 2023 đến 2025.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate