October 26, 2021 | 10:23 GMT+7

Some sectors may recruit staff towards year’s end

Phúc Minh -

Many sectors of Vietnam’s economy are predicted to have significant demand for human resources in the closing months of the year, such as information technology, banking, and textiles. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is building a plan to remove the difficulties in Vietnam’s Covid-hit labor market.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Sau thời gian dài chịu tác động lớn của dịch Covid-19, các doanh nghiệp đang bắt đầu khôi phục sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động.

TĂNG TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG PHỤC VỤ DỊP TẾT 

Tại Hà Nội, báo cáo thị trường lao động tháng 9/2021 của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho thấy, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là trong quý 3/2021 đã tác động tiêu cực đến tình hình lao động việc làm và hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các ngành, lĩnh vực tại thành phố. 

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạm đóng cửa, dừng hoạt động trong thời gian dài dẫn đến tình trạng hàng triệu người lao động có nguy cơ mất thu nhập, giảm thu nhập và tạm dừng hợp đồng lao động. Đặc biệt là nhóm lao động dễ bị tổn thương và trong khu vực kinh tế phi chính thức, nhóm lao động làm việc trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề như: thương mại bán lẻ, du lịch, sản xuất.

Một số ngành nghề tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh như: xây dựng, du lịch, nhà hàng…gần như không có nhu cầu tuyển dụng hoặc chỉ tuyển dụng với số lượng rất ít tại một số doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, một số lĩnh vực ngành nghề ít hoặc gần như không bị ảnh hưởng và tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng nhiều sau đợt giãn cách như: công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng…

Thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10/2021, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, chiến lược phòng, chống dịch được điều chỉnh linh hoạt, gắn với phôi phục các hoạt động kinh tế. Vì thế, kịch bản thị trường lao động tại Hà Nội sắp tới sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh, công tác tiêm vaccine cho người dân và hiệu quả của các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho hàng hóa phục vụ cuối năm, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trên địa bàn được dự báo sẽ ngày càng tăng trong những tháng tới. Ngành dịch vụ dự kiến sẽ có nhu cầu tuyển dụng tăng cao do nhu cầu mua sắm những mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là những doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng.

Ngoài ngành dịch vụ, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin vẫn có xu hướng tuyển dụng lớn và thường xuyên ở một số vị trí như: kỹ sư, lập trình viên; ngành ngân hàng tuyển dụng số lượng lớn các vị trí quan hệ khách hàng, công nghệ thông tin phục vụ phát triển hệ thống và chuyển đổi số.

Ngoài triển khai linh hoạt các biện pháp khai báo thông tin tìm kiếm việc làm sau khi người lao động quay lại làm việc, tư vấn hỗ trợ người lao động tìm việc làm, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng hỗ trợ người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Thống kê chỉ riêng trong tháng 8/2021, Trung tâm đã tiếp nhận 2.499 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho 2.499 người.

Hiện các Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã triển khai việc tiếp nhận hồ sơ đối với các đối tượng mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Còn tại TP.HCM, dù chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh, nhưng theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM thì thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh hoạt động hoàn thành chỉ tiêu đề ra và tuyển dụng nhân lực phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh dịp Tết Nguyên đán. 

Dự báo quý 4, thành phố cần khoảng 43.654 – 56.869 chỗ làm việc, tập trung ở các nhóm nghề như: kinh doanh - thương mại; công nghệ thông tin; cơ khí – tự động hoá; vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng; dịch vụ thông tin tư vấn - chăm sóc khách hàng…Mặt khác, trong những tháng cuối năm ngoài tuyển dụng lao động làm việc toàn thời gian, doanh nghiệp cũng có nhu cầu ở một lượng lớn lao động bán thời gian phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong dịp Tết.

Để hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, các Trung tâm dịch vụ việc làm tại TP.HCM cũng đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động bằng nhiều hình thức thức phù hợp trong giai đoạn bình thường mới như: thông qua các sàn giao dịch trực tuyến, mạng xã hội...

Riêng Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên TP.HCM đã phối hợp với mạng lưới các đơn vị dịch vụ việc làm của tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên, tổ chức công đoàn ở các tỉnh, thành trong cả nước để kết nối người lao động với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động, với hàng nghìn cơ hội việc làm mới. 

TUYỂN DỤNG THAY THẾ NHÂN SỰ ĐÃ NGHỈ VIỆC

Nhứng tín hiệu tuyển dụng tích cực cũng đến từ một số nhóm ngành khác. Theo khảo sát mới đây của Navigos Group – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự thì các doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may phía Bắc vẫn duy trì sản xuất tốt ở thời điểm hiện tại.

Rất nhiều doanh nghiệp có thêm các đơn hàng từ các vùng khác tại châu Á chuyển về Việt Nam. Có những công ty đã nhận đơn hàng tới tận tháng 4/2022 và vẫn đang cần tuyển thêm lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp nếu tuyển thì đa số sẽ là tuyển dụng thay thế cho các nhân sự đã nghỉ việc, đồng thời củng cố thêm đội ngũ với những vị trí cần tay nghề và kỹ thuật cao.

Với nhóm ngân hàng, do cuộc chạy đua chuyển đổi số nên nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao vẫn tăng, điều này không chỉ xảy ra ở các ngân hàng có quy mô lớn, các ngân hàng nhỏ hơn mà cả ở một số công ty chứng khoán. Các vị trí phát triển ứng dụng, công nghệ, quản trị chuyển đổi, quản trị và phân tích dữ liệu, marketing và kinh doanh trên nền tảng số tiếp tục có nhu cầu tăng cao.  

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường lao động sau thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xây dựng đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động, nhằm xây dựng giải pháp giúp giữ chân người lao động, thu hút người lao động đã về quê tiếp tục quay trở lại thị trường lao động.

Trong đó, sẽ chú trọng các giải pháp hỗ trợ điều tiết bổ sung lực lượng lao động cho những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cấp bách và đặc thù cần phải ưu tiên.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate