November 06, 2021 | 11:45 GMT+7

Support needed for disadvantaged

Chu Khôi -

Cash support policies in 2021 have largely ignored disadvantaged groups. To achieve the goal of “Social Security for the entire population”, according to analysts, Vietnam needs to stipulate a minimum budget allocation for Social Security, which could be from 6 to 10 per cent of GDP.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Nhiều chuyên gia, tổ chức đã đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ về việc xây dựng các chính sách hỗ trợ, tại tọa đàm “Dự toán Ngân sách nhà nước năm 2022 - khả năng đáp ứng mục tiêu về An sinh xã hội” do Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) với sự chủ trì của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 5/11/2021.

Tọa đàm nhằm góp ý cho Dự thảo Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022, với sự tham gia của đại diện Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính, các tổ chức xã hội, các chuyên gia, các cơ quan truyền thông và các cá nhân quan tâm.

TĂNG CHI CHO AN SINH XÃ HỘI

Theo đó, ngày 22/10/2021, Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội đã được Bộ Tài chính công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ, đồng thời kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến.

Báo cáo công khai dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 đặt ra một số mục tiêu, trong đó có “huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19, tận dụng  tốt các cơ hội thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục giữ vững ổn định kinh  tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội”. 

 
Dự toán thu Ngân sách Nhà nước năm 2022 đã thận trọng hơn khi dự báo tổng thu cân đối năm 2022 chỉ tăng so với ước thực hiện 2021 có 3,4 %. Trong đó, thu từ sử dụng đất giảm so 4 %, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ tăng 5,1% so với số ước thực hiện 2021 và số thu từ dầu thô giảm đi...

Dự toán chi Ngân sách Nhà nước năm 2022 đã cho thấy xu hướng thay đổi cơ cấu chi tiêu theo hướng phù hợp với bối cảnh dịch bệnh dù còn chưa thực sự rõ nét. Chi thường xuyên tăng 5,1% so với dự toán năm 2021, với tăng chi cho một số chính sách an sinh xã hội quan trọng, phát sinh mới là cần thiết và hợp lý.

PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Phó Trưởng Bộ môn Phân tích chính sách tài chính, Khoa Tài chính  Công - Học viện Tài chính, nêu vấn đề: “Dự thảo Ngân sách 2022 không chi tiết về chi đầu tư như chi thường xuyên, vì vậy rất khó đánh giá liệu Ngân sách có đủ đảm bảo 20 % cho giáo  dục, 2 % cho khoa học công nghệ, 1 % cho Môi trường như yêu cầu của quy định hiện hành?”.

“Cần có sự nhất quán trong các chỉ tiêu dự toán Ngân sách Nhà nước qua các năm, nếu có thay đổi cần phải  được giải thích đầy đủ. Đồng thời, rất cần có phân tích đánh giá kỹ hơn về chi Ngân sách Nhà nước năm 2022 cho hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua đại dịch”, ông Cường khuyến nghị.

TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS), thành viên của Liên minh BTAP nêu quan điểm: Năm 2022, Ngân sách cần tăng chi cho hỗ trợ những người ngừng việc và trở về quê quán. Có một ngịch lý cần lưu ý, những tỉnh nghèo nhất thường đồng thời có nhiều người di cư nhất, thì lại là những tỉnh cần chi tiêu nhiều nhất trong việc hỗ trợ người lao động di cư trở về. Chính vì thế, cần có sự phân bổ ngân sách cho các tỉnh khó khăn nhất theo một cơ chế đặc biệt, và giám sát chặt chẽ sự chấp hành.

NGƯỜI YẾU THẾ, NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẪN THIỆT THÒI

ThS. Phạm Minh Thu, Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết từ khi xảy ra dịch Covid đến nay, nhiều chính sách quan trọng chưa có tiền lệ đã được ban hành để từng bước hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, bảo đảm an sinh xã hội. Đó là, Nghị quyết 42 với gói 62.000 tỷ đồng; Nghị quyết 68 với gói 26.000 tỷ đồng; Chương trình hỗ trợ 137.000 tấn gạo; Nghị quyết 116 với gói 30.000 tỷ đồng.

ThS. Thu cho rằng, gói hỗ trợ kinh tế theo nghị quyết 68 đã đặt trọng tâm quá nhiều vào chính sách tạm dừng, giảm đóng các chế độ bảo hiểm xã hội. Trong khi, chính sách hỗ trợ tiền mặt 2021 có qui mô nhỏ, chỉ 2.533 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với qui mô gói hỗ trợ năm 2020 theo Nghị quyết 42.

 
"Chính sách hỗ trợ tiền mặt trong năm 2021 đã bỏ qua các nhóm đối tượng yếu thế - những người cần hỗ trợ nhất: hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Điều này có thể tạo ra bất bình đẳng trong thực hiện chính sách, ảnh hưởng đến mục tiêu “không bỏ ai lại phía sau”.
ThS. Phạm Minh Thu, Viện Khoa học Lao động và Xã hội.

ThS. Phạm Minh Thu đưa ra khuyến nghị, năm 2022 cần tăng cường chương trình trợ cấp tiền mặt với ngân sách đủ lớn (kinh nghiệm quốc tế là khoảng 4- 5% GDP hàng quý), thực hiện càng sớm càng tốt (chuẩn bị ứng phó với những làn sóng Covid trong năm 2022). Mức hỗ trợ tiền mặt phải đạt “mức sống tối thiểu” (tham chiếu theo chuẩn nghèo của Chính phủ quy định) và thời gian hỗ trợ tiền mặt tương ứng với thời gian cách ly/giãn cách cộng đồng.

“Chi đảm bảo an sinh xã hội cần được coi là khoản chi đầu tư phát triển, hoặc đưa vào chính sách thường xuyên hơn là sử dụng Quỹ Dự phòng. Trong tương lai, cần có Quỹ An sinh xã hội để đảm bảo các Mục tiêu an sinh xã hội bền vững”, bà Thu nhấn mạnh.

Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng đang thực hiện một nghiên cứu đánh giá về phúc lợi xã hội cho người khuyết tật, thực hiện từ tháng 7 đến tháng 12/2021.

Đến nay đã khảo sát 1.792 người khuyết tật trong cả nước kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ người khuyết tật đang đi làm (gồm vừa đi học, vừa đi làm) chiếm 46,4%; số ngày làm việc trung bình trước Covid-19: 23,7 ngày/tháng; số ngày làm việc trung bình từ sau khi có dịch Covid-19 đã giảm xuống còn13,35 ngày/ tháng. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của người khuyết tật.

Khảo sát các nguồn hỗ trợ dành cho người khuyết tật thời gian qua cho thấy, từ Chính quyền chiếm 39.2%; từ các tổ chức chính trị xã hội địa phương (Mặt trận tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ...) chiếm 18,8%; từ tổ chức của/vì người khuyết tật: chiếm 25.7%; từ tiền trợ cấp hoặc các hỗ trợ khác về tài chính (giảm thuế, vốn vay với lãi suất thấp hơn...) chiếm 54,2%...  

Tuy nhiên, các khoản hỗ trợ mà người khuyết tật được nhận là quá ít ỏi so với thu nhập bị giảm do giãn cách xã hội, khiến cuộc sống của họ vô cùng khó khăn.

Bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cao cấp chương trình Quản trị tốt, tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho rằng Việt Nam đang hướng tới mục tiêu “An sinh xã hội toàn dân” và để đạt được mục tiêu này, Việt Nam nên quy định mức phân bổ ngân sách tối thiểu cho An sinh xã hội (có thể từ 6-10% GDP) và tăng chi từ ngân sách nhà nước cho chính sách Bảo  hiểm xã hội tự nguyện, để người lao động tự do có đầy đủ các quyền lợi tương tự như bảo  hiểm xã hội bắt buộc”.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate