October 05, 2022 | 09:36 GMT+7

Rental support goes to more than 5.1mln workers

Nhật Dương -

The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs (MoLISA) has said that nearly VND3.54 trillion ($147.6 million) has been disbursed out of a total of VND6.6 trillion ($275.24 million) in rental support for more than 5.1 million workers, or 54.53 per cent of the original target. The government issued Decision No. 08/QD-TTg in March on rental support for workers affected by Covid-19.

Photo: VnEconomy
Photo: VnEconomy

Thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến thời điểm cuối tháng 9 có 60 địa phương có doanh nghiệp, người lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

Hai tỉnh không có đối tượng hỗ trợ là Lai Châu và Điện Biên, riêng tỉnh Cao Bằng báo cáo không có doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ.

Đến nay đã thực hiện giải ngân số tiền là gần 3.540 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 5,1 triệu lượt lao động của hơn 120.000 lượt doanh nghiệp (đạt 93,32% so với số kinh phí mà cấp huyện đã tiếp nhận đề nghị và bằng 54,53% so với dự kiến ban đầu).

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lý giải tỷ lệ nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ thấp hơn so với dự kiến ban đầu, tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn chậm do nhiều nguyên nhân.

Năm 2021, khi xây dựng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tình hình dịch bệnh đang phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình lao động việc làm của người lao động; doanh nghiệp thiếu hụt lao động do lao động di chuyển về quê. Do đó các địa phương báo cáo nhu cầu số lượng lao động và dự kiến kinh phí hỗ trợ cao hơn thực tế.

Chẳng hạn một số địa phương thống kê cả lao động đang làm việc không thuộc phạm vi, đối tượng áp dụng Quyết định, dự kiến số lao động quay trở lại thị trường lao động nhiều. Kinh phí hỗ trợ dự kiến tính đủ 3 tháng tiền thuê nhà nhưng có nhiều người lao động chỉ thuê nhà và xin đề nghị hỗ trợ theo số tháng thực tế thuê nhà là 1 tháng hoặc 2 tháng.

Nguyên nhân khác là do muốn gộp 3 tháng vào làm thủ tục 1 lần, nên đến cuối tháng 7/2022 hầu hết doanh nghiệp mới tiến hành các thủ tục đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, số lượng doanh nghiệp nộp hồ sơ vào ngày cuối cùng (15/8/2022) gấp 2-3 lần số cộng dồn từ tháng 4 đến ngày 14/8/2022.

Trong khi đó, mặc dù đã tăng cường nhân sự, tăng thời gian làm thêm ngoài giờ nhưng số lượng cán bộ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ có hạn, nên một số nơi chưa đảm bảo được thời gian hoàn thành trong tháng 8/2022.

Bên cạnh đó, việc bố trí, sử dụng kinh phí để triển khai thực hiện chính sách chậm ở một số nơi, có nơi phải đợi thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh nên kinh phí hỗ trợ không kịp thời đến được với người lao động.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng cho rằng, dù trình tự, thủ tục thực hiện đã được đơn giản hóa nhưng nhiều cán bộ, công chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ lo ngại, sợ sai, sợ trách nhiệm trong việc triển khai chính sách đã yêu cầu cung cấp các giấy tờ bổ sung để chứng minh về tình trạng ở thuê, ở trọ. Từ đó, kéo dài thời gian thẩm định hồ sơ để xác minh tình trạng cư trú của người lao động.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp sợ bị thanh, kiểm tra, liên đới trách nhiệm nên không thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn và lập danh sách đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Một số người lao động e ngại khi lập đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà sẽ gặp khó khăn trong việc cư trú vì liên quan đến việc đăng ký tạm vắng, tạm trú nên không thực hiện đề nghị.

Cuối tháng 3/2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08/QĐ-TTg về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, hai đối tượng được nhận hỗ trợ là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động quay trở lại thị trường lao động, với mức lần lượt 500.000 đồng/người/tháng và 1.000.000 đồng/người/tháng. Kinh phí hỗ trợ là 6.600 tỷ đồng. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate